Đang truy cập: 23
Trong ngày: 74
Trong tuần: 272
Lượt truy cập: 255604

DỆT NIỀM VUI TỪ ĐÔI CHÂN TÀN TẬT

CCB Đỗ Văn Hồi (ở khu 9 xã Bắc Sơn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) đã từng nhiều năm chiến đấu ở chiến trường, trong vùng Mỹ sử dụng chất độc da cam. Vợ chồng ông có 7 người con, nhưng chỉ có chị Đỗ Thị Út là gái. May mắn hơn em, các anh của Út đều lành lặn, đã yên bề gia thất; riêng cô, việc nói năng đã khó, do đôi tay bị liệt, đôi chân cử động được nhưng yếu nên phải dùng xe lăn.

ttheu3_vkkg

Gần ba chục năm nay, trong mọi sinh hoạt, Út đều phải sử dụng hai bàn chân và sự trợ giúp của bố mẹ. Ông Hồi năm nay 76 tuổi, vợ ông - bà Lê Thị Vang – cũng đã 74. Không làm ruộng nương, chỉ nuôi vài mái gà, hai vợ chồng già và cố con gái tật nguyền 29 tuổi sống chủ yếu nhờ hai suất trợ cấp nạn nhân chất độc da cam. Sắp qua thời tuổi trẻ, nhưng do bệnh tật mà Đỗ Thị Út phải chịu phận thua chị kém em. Nhìn bạn bè cùng trang lứa có sức khỏe được đi học, được bay nhảy đó đây, Út khát khao vô cùng. Em nỗ lực luyện tập dùng chân xúc cơm, bưng nước, giặt giũ, khâu vá…; cố tìm cho mình những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống.Nếu chỉ có vậy thì có lẽ dân trong làng, ngoài xã cũng chỉ mang máng biết rằng, nhà ông Hồi ở Xuân Quang, có cô con gái nhiễm chất độc da cam, liệt tay nhưng biết luyện đôi chân để tự phục vụ mình. Nhưng điều để nhiều người biết đến Đỗ Thị Út chính là nghị lực vươn lên trong cuộc sống, cô đã quyết tâm và kiên trì học chữ, học thêu tranh và làm được nhiều việc phi thường. Chuyện kể rằng: Không thể đến trường, chỉ học theo các anh chị, các bạn vậy mà Út cũng biết đọc, biết viết. Nghe nói một số người trong xã thêu được những bức tranh theo mẫu rất đẹp, cô gái tật nguyền tìm cách đến tận nhà họ để tìm hiểu, rồi dành thời gian vào Yotube xem người ta thêu tranh như thế nào, công việc bắt đầu từ đâu. Khi đã có những hiểu biết cơ bản, Út lại đi lăn xe ra chợ tìm chọn mẫu tranh, trích một phần tiền trợ cấp để mua kim khâu, chỉ màu…

Tác phẩm đầu tiên của Út là bức tranh đôi chim công và mặt số đồng hồ được hoàn thiện sau 367 ngày miệt mài kim chỉ. Ông Hồi kể: -Không biết bao lần thấy con ngồi cả ngày thêu tranh, tuy mừng về cố gắng của con nhưng thực lòng tôi cũng rất xót xa, thương con vô cùng, Đã bao lần khuyên cháu không nên cố, nhưng Út quyết tâm cao lắm! Hôm nào cũng vậy, 5 giờ sáng đôi chân tật nguyền đã “xe chỉ luồn kim” và chỉ dừng nghỉ khi đã làm đủ 11 tiếng đồng hồ mỗi ngày, thêu được 10 sợi chỉ, mỗi sợi dài 80 cm. Hơn 1 năm trời, Út đã thêu hết 50 cuốn chỉ màu để hiện hình đôi chim công sinh động và rực rỡ. Khi xong đường thêu cuối cùng, Út mừng đến rơi nước mắt, đôi vai nhỏ bé khẽ rung lên; có một điều mới lạ, hấp dẫn đang mở ra trước mắt có gái khuyết tật. Út nói trong niềm vui sướng khôn tả: -Thời gian đầu tưởng chừng cháu không thể vượt qua được. Mới ngồi thêu vài tiếng mà đã thấy mỏi nhức toàn thân. Tự nhủ lòng: Phải quyết tâm từ những việc nhỏ nhất, nên từng ngày cháu đều cố gắng!

t__cngtra_xniw

Xong tác phẩm “Chim công”, Út tiếp tục dành 91 ngày thêu bức “Phu Thê” để làm quà cưới người anh họ. Đó thật sự là món quà vô giá không chỉ bởi kết tinh từ lao động cực nhọc nhưng đam mê, mà còn bởi ý nghĩa thánh thiện từ tâm đứa em khuyết tật cầu mong hạnh phúc viên mãn cho đôi lứa.

Mái tóc bạc phơ nhìn cô con gái ngồi trên chiếc trên xe lăn, nhiều lần bà Vang chạnh lòng thương con gái út mà không cầm được nước mắt. Bà bảo rằng, từ ngày được tặng chiếc điện thoại thông minh, có thêm bạn bè ở khắp mọi miền, nhận được nhiều lời động viên, dường như Út thấy lạc quan, tự tin hơn. Mỗi khi có ai đó nhắn tin hỏi han, chia sẻ, Út cũng đều khoe với mẹ như một đứa trẻ. Út bảo dù khó khăn thế nào con cũng sẽ trở thành một người có ích!

ttheu4_ptdy

Bà Đỗ Thị Hoan, chuyên viên làm công tác văn hóa xã hội ở UBND xã Bắc Sơn chia sẻ: Mỗi tháng ông Hồi được nhận trợ cấp nạn nhân chất độc da cam 2 triệu 64 nghìn, cô Út được 1 triệu 624 nghìn đồng, vị chi ngót nghét 3,7 triệu đồng. Như vậy đời sống cho một gia đình 3 người ở nông thôn cũng tạm ổn. Là xã nghèo, vừa được sáp nhập từ 3 xã cũ nhưng cũng như trước đây, các dịp lễ tết, ngày thảm họa da cam, ngày TBLS, địa phương đều tổ chức động viên, thăm hỏi, tặng quà nạn nhân. Chúng tôi rất mong Nhà nước ta quan tâm hơn nữa đến những người có công, trong đó có nạn nhân trực tiếp tham gia kháng chiến nhiễm chất độc da cam và con cháu của họ bị di chứng ảnh hưởng, để họ có mức sống vật chất và tinh thần tương đương và cao hơn mức trung bình của xã hội.

NGUYỄN SẢN

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Số sản phẩm : 0
Thành tiền : VND
Xem giỏ hàng


Tên sản phẩm 1
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 2
 
liên hệ
Tên sản phẩm 3
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 4
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 5
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 6
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 7
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 8
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 9
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 10
 
990.000 VND

HỘI NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN PHÚ THỌ

Số 16 đường Long Châu Sa, phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Điện thoại/fax: 02103815032. Email: phutho@vava.vn

Chủ tịch: Đại tá BÙI QUANG VINH; Chánh văn phòng: PHẠM VĂN ĐƯỢC