Đang truy cập: 36
Trong ngày: 57
Trong tuần: 1619
Lượt truy cập: 273018

TÌNH YÊU KHÔNG LỜI
Có những tình yêu không thể hiện qua lời nói, có những cảm xúc chỉ đến bằng hành động, có những trái tim không cùng nhịp mà rung động đến lạ thường...Với những âm thanh truyền tải qua tai đi vào lồng ngực để làm lay động trái tim như một người bình thường đã khó, còn với những đứa trẻ tật nguyền, câm điếc bẩm sinh thì rung cảm chỉ có thể cảm nhận được bằng ánh mắt và cử chỉ. Làm được điều ấy, người giáo viên cần có một tình yêu lớn - tình yêu “không lời”! 

Sinh ra và lớn lên ở góc phố nhỏ trên đường Châu Phong, thành phố Việt Trì, tuổi thơ của Trần Nhung cũng bình yên, tươi đẹp như biết bao đứa trẻ khác. Ngày ấy, chị là học sinh cấp 2, nhà chị nằm liền kề Trung tâm Bảo trợ Trẻ em mồ côi và Tàn tật Việt Trì. Cứ mỗi chiều tan học, dạo bước trên con đường quen thuộc trở về nhà, cô học trò lại đưa mắt nhìn những đứa bạn “khờ dại” đang vui đùa và giao tiếp bằng những cử chỉ lạ lẫm trong khuôn viên ngôi trường chưa một lần “tan trường”. Cứ thế, từng ngày trôi qua, vương lại trong ký ức tuổi thơ chị là ánh mắt ngây ngô, vô hồn của những mảnh đời bất hạnh. Năm 19 tuổi, Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội tuyển sinh khoa giáo dục đặc biệt, khi đó những xúc cảm của cô học trò ngày nào đã ùa về như một cơ duyên thôi thúc chị theo học. Chị trở thành một trong những sinh viên đầu tiên của khóa học giáo viên khiếm thính tại trường.

Thời gian thoi đưa, chị tốt nghiệp, cầm trên tay tấm bằng cử nhân, trở về công tác tại Trung tâm Bảo trợ Trẻ em mồ côi và Tàn tận như chính giấc mơ mà mình ấp ủ. Những tưởng vốn tri thức sau năm tháng miệt mài trên giảng đường sẽ là hành trang để chị vững tin trên bục giảng, ngờ đâu khó khăn nối tiếp khó khăn, trung tâm là mái ấm tình thương dành cho trẻ mồ côi và trẻ tàn tật nên ngoài những kỹ năng chuyên môn về việc tiếp cận, giao tiếp, thấu hiểu tâm sinh lý của trẻ khiếm thính, cô giáo Nhung còn phải tự tìm hiểu, trau dồi kiến thức, biên soạn giáo trình dành riêng cho trẻ thiểu năng trí tuệ; sử dụng tranh vẽ, hình ảnh đặc thù minh họa trong quá trình giảng dạy, học bảng chữ nổi Braille để giao tiếp với học sinh khiếm thị,… Việc tiếp cận một ngôn ngữ mới như tiếng Anh, tiếng Pháp với người bình thường đã khó, với trẻ tàn tật còn khó hơn. Do đó, để học và hiểu, truyền tải cho trẻ, chị đã phải tự đặt mình vào vị trí một người khiếm khuyết để thấu hiểu tâm tư của học trò. Ngôn ngữ dành cho trẻ tàn tật thường rất khô khan, bởi không nghe được, không nói được nên trí tuệ của các em chậm phát triển, chỉ có thể tư duy trực quan, thêm vào đó làm tâm lý nhạy cảm, dễ ức chế, cáu gắt khi không thể diễn đạt điều mình mong muốn nên người giáo viên càng phải kiên nhẫn, tỉ mỉ, ân cần, chăm sóc, dỗ dành các em.

Tình yêu của học sinh dành cho chị không thể hiện được nhiều nhưng nó lại đến từ những điều nhỏ bé thẳm sâu trong trái tim của mỗi đứa trẻ tật nguyền, trở thành động lực giúp chị vượt qua mọi khó khăn. Ngày 20/11 năm ấy, kết thúc tiết học ngôn ngữ, chị ra hiệu cả lớp ra chơi, cậu học sinh khiếm thính vốn thấp bé và nhút nhát nhất lớp xung phong hát tặng cô giáo bài “Cả nhà thương nhau”. Dù đã quen với công việc này, nhưng trong khoảnh khắc ấy chị không kìm nén nổi cảm xúc, giọt nước mắt chảy dài trên gương mặt người giáo viên trẻ. Chị bộc bạch: “Tôi cảm thấy hạnh phúc dù chỉ đơn giản là vài ba câu hát thôi cũng đã quý giá hơn cả hàng trăm bông hoa, món quà rồi. Những tâm huyết, tình cảm, sự dạy dỗ, sẻ chia, chỉ cần các em hiểu đã là cả một thành quả ý nghĩa cho biết bao cố gắng, nỗ lực của bản thân...”.

Ghé thăm lớp học đặc biệt mà chị Nhung đang giảng dạy,  căn phòng nhỏ với nhiều đồ đạc, dụng cụ học tập được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp tạo môi trường học tập tốt cho 12 học sinh, đứa lớn 12 tuổi, đứa nhỏ mới 6 tuổi. Vì là lớp học của trẻ khiếm thính và thiểu năng trí tuệ nên chị Nhung không thể dùng lời nói để nhắc nhở mỗi khi học sinh không chú ý mà thay vào đó, chị dùng một chiếc thước gỗ như “cánh tay nối dài” chạm nhẹ vào vai để ra hiệu cho các em tập trung hơn… Nguyễn Huy Hoàng năm nay 12 tuổi là học sinh duy nhất trong lớp có thể nghe được nếu em sử dụng máy trợ thính. Trước đây Hoàng từng được gia đình cho theo học tại một trường tiểu học trong thành phố, nhưng do mặc cảm vì khiếm khuyết của bản thân, không hòa nhập được môi trường xung quanh nên em đã nghỉ học. Từ ngày chuyển đến lớp học đặc biệt này, dưới tình yêu thương, sự hướng dẫn, chở che của cô Nhung cùng các thầy cô giáo trong trường, Hoàng đã có nhiều thay đổi. Cười nhiều hơn và hòa đồng với bạn bè xung quanh, Hoàng rụt rè: “Được học cùng các bạn trong trung tâm, em thấy rất thoải mái, em yêu quý cô giáo và các bạn, sau này em muốn được tiếp tục học và sống ở đây”.

Trung tâm Bảo trợ Trẻ em mồ côi và Tàn tật Việt Trì từ lâu đã trở thành ngôi nhà tình thương cho những đứa trẻ kém may nắm mà ở đó, người giáo viên dạy trẻ thực sự trở thành người mẹ thứ 2 để chăm sóc, bao bọc các em. Bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó Giám Đốc trung tâm cho biết: “Trung tâm đang chăm sóc 108 trẻ khuyết tật và nuôi dưỡng 10 trẻ mồ côi; đội ngũ cán bộ, giáo viên của trung tâm có 40 người, trong đó có 3 giáo viên thuộc hệ chuyên ngành giáo dục đặc biệt. Không chỉ là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục những trẻ em mồ côi và tàn tật, trung tâm còn là môi trường để các em xóa bỏ mặc cảm, hòa nhập với cộng đồng, tạo nền tảng để hướng nghiệp, dạy nghề, giúp các em tự lập, vươn lên trong cuộc sống”.

Theo PTĐT
 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Số sản phẩm : 0
Thành tiền : VND
Xem giỏ hàng


Tên sản phẩm 1
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 2
 
liên hệ
Tên sản phẩm 3
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 4
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 5
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 6
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 7
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 8
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 9
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 10
 
990.000 VND

HỘI NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN PHÚ THỌ

Số 16 đường Long Châu Sa, phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Điện thoại/fax: 02103815032. Email: phutho@vava.vn

Chủ tịch: Đại tá BÙI QUANG VINH; Chánh văn phòng: PHẠM VĂN ĐƯỢC