Cụ thể, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 21% - 40% được hưởng trợ cấp hàng tháng 1,234 triệu đồng/tháng; Bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 41% - 60%: 2,062 triệu đồng/tháng; Bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 61% - 80%: 2,891 triệu đồng/tháng; Bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên: 3,703 triệu đồng/tháng; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hưởng phụ cấp: 815 nghìn đồng/tháng; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng phụ cấp: 1,624 triệu đồng/tháng; Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở gia đình trợ cấp: 1,624 triệu/tháng; Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên từ trần trợ cấp: 911 nghìn đồng/tháng; Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trả lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng trợ cấp: 1,299 triệu đồng/tháng.
Đối với con đẻ còn sống của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị suy giảm khả năng lao động từ 61 % đến 80% hưởng trợ cấp 974 nghìn đồng/tháng; Suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên hưởng trợ cấp: 1,624 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh đó, trợ cấp ưu đãi hàng tháng tại các trường đào tạo, trường phổ thông dân tộc nội trú đối với con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên là 1,624 triệu đồng/tháng; Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy khả năng lao động từ 21% đến 60% trợ cấp: 815 nghìn đồng/tháng...
PV