Diễn đàn của Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin Phú Thọ

TÀI LIỆU HỘI NGHỊ HỘI NẠN NHÂN DA CAM CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ PHÍA BẮC LẦN THỨ XI

Ngày 7/9/2022, tại thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, Trung ương Hội nạn nhân CĐDC/DIOXIN tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm công tác Hội 26 tỉnh, thành phía Bắc lần thứ XI. Hội nghị do tỉnh Phú Thọ đăng cai tổ chức. Dưới đây là tài liệu hội nghị, gồm phát biểu của lãnh đạo Trung ương Hội và tham luận của một số tỉnh, thành phố.


z3699416723153_83aac134e956ba37a607050e95aebafcMarkét Hội nghị.

z3699174576022_e622f0e95753d78052a4f171f455cbfb

 Biển dán vào xe đoàn dâng hương các Vua Hùng, chiều 6/9.



PHÁT BIỂU CỦA THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN VĂN RINH

(Tại Hội nghị lần thứ XI, trao đổi kinh nghiệm công tác Hội 26 tỉnh, thành hội phía Bắc tại Phú Thọ)

 

Kính thưa các đồng chí đại diện Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ!

Kính thưa các đại biểu!

 

Trước hết cho phép tôi thay mặt Thường trực Trung ương Hội, trân trọng cám ơn Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ đã quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi để Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Phú Thọ tổ chức đăng cai Hội nghị lần thứ XI, trao đổi kinh nghiệm công tác của 26 tỉnh, thành hội phía Bắc.

Chúc các đồng chí đại biểu, khách quý luôn khỏe mạnh, hạnh phúc, chúc hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp.

Kính thưa các đồng chí!

Từ hội nghị trao đổi kinh nghiệm công tác lần thứ nhất năm 2011 do Tỉnh hội Quảng Ninh khởi xướng, đến nay đã trải qua 11 năm với 10 hội nghị, lần lượt do các tỉnh, thành hội đăng cai tổ chức theo phương châm tự nguyện, cùng đồng hành, chia sẻ và có sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Hội. Việc làm đó đã trở thành nếp văn hóa đẹp, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của những người làm công tác hội; nét đặc sắc riêng của 26 tỉnh, thành hội phía Bắc trong 63 tỉnh, thành hội trong cả nước.

Nếu không bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, thì Hội nghị lần thứ XI do tỉnh hội Phú Thọ đăng cai đã được tổ chức từ năm 2021. Tuy nhiên, “Trong cái khó lại ló cái hay”, kế tục những cách làm sáng tạo của các tỉnh, thành hội đi trước, năm nay, tỉnh hội Phú Thọ đã phối hợp với các ban ngành của tỉnh và các tỉnh, thành hội chuẩn bị công phu với nội dung, chương trình của hội nghị rất phong phú. Chiều hôm qua, lãnh đạo Trung ương Hội và các tỉnh, thành hội đã dâng hương các Vua Hùng, kính trình với  Quốc Tổ  về những kết quả công việc mà Trung ương Hội và các tỉnh, thành hội phía Bắc đã đạt được trong những năm vừa qua; đồng thời cùng nhau hứa hẹn trước Anh linh các Vua Hùng: cán bộ, nhân viên và hội viên Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam nói chung và 26 tỉnh, thành hội phía Bắc nói riêng, nguyện “Đoàn kết - Nghĩa tình - Trách nhiệm -Vì nạn nhân chất độc da cam”, như  Bức trướng Ban Bí thư Trung ương Đảng đã trao tặng cho Hội.

Kính thưa các đồng chí!

Tại hội nghị hôm nay, chúng ta đã được xem Video phóng sự và nghe báo cáo kết quả hoạt động của tỉnh hội Phú Thọ; tham luận phát biểu của các tỉnh, thành hội, trao đổi những cách làm hay, hiệu quả trên các mặt công tác của hội. Qua ý kiến của các đại biểu, chúng ta nhận thấy: trong những năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam đã thường xuyên làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước; trực tiếp là cấp ủy, chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố triển khai có hiệu quả, hiệu lực Chỉ thị số 43 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI; quan tâm chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân; thực hiện chính sách đối với những người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; tích cực tham gia vận động nguồn lực để động viên, giúp đỡ nạn nhân và gia đình họ vượt lên khó khăn bệnh, tật để hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. Tổ chức hội từ Trung ương đến các hội thành viên các tỉnh, thành phố được củng cố, kiện toàn, hoạt động ngày càng có chất lượng, hiệu quả.... Qua đó, chúng ta đều thống nhất về nhận thức: nhiệm vụ giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam vừa cấp bách, vừa lâu dài; do đó muốn hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao, tổ chức hội tư Trung ương đến địa phương cần phải nỗ lực cố gắng nhiều hơn nữa.

Trước mắt, trong năm 2023, năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội lần thứ IV, toàn Hội cần tập trung thực hiện tốt một số trọng tâm công tác sau đây:

1- Tiếp tục làm tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 43 của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam” trong tình hình mới, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của từng địa phương.

 2- Tích cực chuẩn bị tốt đại hội nhiệm kỳ (đối với những tổ chức hội đến nhiệm kỳ đại hội hoặc chậm tổ chức đại hội); trong đó chú trọng làm tốt công tác chuẩn bị về nội dung, đề án nhân sự bầu Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực hội, Ban kiểm tra và Trưởng ban kiểm tra các cấp hội theo đúng hướng dẫn của Trung ương Hội và phù hợp với quy định và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương.

 Thực hiện tốt công tác tự kiểm tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện Điều lệ Hội, các quy chế làm việc tại các cấp hội và chuẩn bị tốt các mặt cho đại hội nhiệm kỳ của tổ chức hội cấc cấp.

3- Đẩy mạnh phong trào thi đua “Vì Nạn nhân chất độc da cam” với hình thức, biện pháp thi đua phù hợp với tình hình bình thường mới trong phòng, chống dịch Covid-19; đồng thời tổ chức tốt các hoạt động thi đua chào mừng đại hội nhiệm kỳ của các cấp hội, gắn với chào mừng Đại hội lần thứ V, Hội NNCĐ da cam/dioxin Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 và kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Hội (10/01/2004-10/01/2024).

4- Tích cực, chủ động trong vận động nguồn lực trong nước và quốc tế; tổ chức Chương trình nhắn tin năm 2023 bảo đảm hiệu quả, chất lượng cao. Thực hiện tốt, đúng quy định của pháp luật về quản lý Quỹ NNCĐ da cam/dioxin và các dự án do tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ.  Tổ chức tốt nuôi dưỡng nạn nhân tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội, kết hợp hình thức nuôi dưỡng tại các Trung tâm và tại nhà; đẩy mạnh hỗ trợ vốn sản xuất, thăm hỏi giúp đỡ nạn nhân trong các dịp lễ, tết nguyên đán, dịp 27/7 và 10/8 …

5- Tích cực tham gia các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, các hội quần chúng trong dịp kỷ niệm ngày thương binh, liệt sỹ (27/7) và ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10/8). Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình phối hợp đã được ký giữa Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin với các cơ quan, đoàn thể ở Trung ương và địa phương.

Kính thưa các đồng chí!

Theo kế hoạch đã thống nhất, sau hội nghị hôm nay, cuối năm 2022, thành hội thành phố Hà Nội, tiếp tục tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm lần thứ XII. Để hội nghị sau thật sự là diễn đàn trao đổi, qua đó các hội có điều kiện học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tôi đề nghị các đồng chí lãnh đạo các tỉnh, thành hội tập trung chuẩn bị tốt một số nội dung cụ thể sau đây:

  1. Về chủ đề trao đổi kinh nghiệm tại hội nghị:

 Kinh nghiệm chuẩn bị và tổ chức đại hội nhiệm kỳ cấp tỉnh, thành phố tiến tới Đại hội lần thứ V, Hội NNCĐ da cam/dioxin Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 thành công tốt đẹp..

  1. Nội dung trao đổi cần tập trung làm rõ:
  • Kinh nghiệm làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo hội làm tốt công tác chuẩn bị đại hội;
  • Những điểm mới, cụ thể trong chuẩn bị nhân sự đại hội cấp huyện (quận), tỉnh ( thành phố) nhiệm kỳ 2023-2028;
  • Biện pháp, cách làm hay trong vận động nguồn lực chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân và chuẩn bị cho đại hội;
  • Những băn khoăn, vướng mắc, kiến nghị với bộ, ngành và Trung ương Hội trong công tác chỉ đạo và tiến hành đại hội nhiệm kỳ 2023-2028;
  • Việc xây dựng ổn định tổ chức hội Trung ương; hội thành viên tỉnh (thành phố) và huyện (quận, thành phố thuộc tỉnh) trong nhiệm kỳ mới.

Để thực hiện tốt nội dung trên đây, tôi đề nghị các tỉnh, thành hội lựa chọn 1-2 vấn đề để chuẩn bị cho chất lượng và gửi trước về cho thành hội Hà Nội.  Trên cơ sở đó, thành hội Hà Nội phân công cụ thể để các tỉnh, thành hội phát biểu, trao đổi kinh nghiệm tại hội nghị cho khỏi trùng lặp ý kiến.

Một lần nữa, thay mặt lãnh đạo Trung ương Hội, trân trọng cám ơn lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, các ban, ngành của tỉnh và tỉnh hội Phú Thọ đã tổ chức đăng cai Hội nghị lần thứ XI với chất lượng và hiệu quả cao.

 Chúc các đồng chí đại biểu, cùng toàn thể các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.

Trân trọng cám ơn các đồng chí!

z3699174973216_02ddb04bfca505eb21f9c5c1fba42067

 

BÁO CÁO THAM LUẬN CỦA HỘI NNCĐ DC/DIO XIN TỈNH PHÚ THỌ

Về việc mở rộng hình thức tạo nguồn lực ủng hộ giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh  giai đoạn 2017-2022.

 

 I-Khái quát về đặc điểm tình hình

 1-Đặc điểm tình hình tỉnh Phú Thọ

  Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc.Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.532,9 km², có 34 dân tộc, anh em; dân số 1,5 triệu người; Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 7.506,9 tỷ đồng (năm 2021); Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2021 ước đạt 6,09%. Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện;  225 đơn vị hành chính cấp xã (có 17 phường, 11 thị trấn).

 2-Tình hình nạn nhân chất độc da cam trong tỉnh.

Toàn tỉnh có 256 ngàn người có công với cách mạng, có 23.225 người đang hưởng trợ cấp hàng tháng; có 17.320 người tham gia hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học. Trong đó có 10.379 người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc hóa học. Đến ngày 31/3/2022, có 5.765 người là nạn nhân chất độc da cam, (NNCĐDC) (trong đó F1: 3.504, F2: 2261 người; 81% trở lên còn 80/582 người);

II- Một số kết quả đạt được

 1-Xây dựng và phát triển tổ chức hội:

Thực hiện sự lãnh đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, của cấp uỷ, UBND cấp huyện và cơ sở; cùng với sự chỉ đạo nghiệp vụ thường xuyên của Trung ương HộiNNCĐDC/diôxin Việt Nam: Ngày 10/11/2006 Hội NNCĐDC/diôxin tỉnh Phú Thọ được thành lập; từ tháng 3/2008 đến tháng 5/2009 đã hoàn thành việc làm điểm thành lập Hội cấp huyện, chi hội cấp xã ở thành phố Việt Trì và huyện Đoan Hùng; ngày 28/5/2010 BTVTỉnh ủy đã ban hành Thông tri số 33/TT/TU chỉ đạo thành lập Hội, Chi hội ở các huyện, thị còn lại. Đến tháng 10/2012 có13/13 huyện, thành, thị đã thành lập Hội cấp huyện, năm 2014 có 100% xã phường, thị trấn (nơi có đủ điều kiện) thành lập Chi hội (271/277 xã) với 6.309 hội viên, đã đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, sự mong đợi của hàng ngàn NNCĐDC.

Nay do sát nhập đơn vị cấp xã, nên có 233 t/c hội (219/ 225 hội cấp xã, 13 hội cấp huyện và Tỉnh hội). Tỉnh hội và 5/13 Hội cấp huyện được công nhận là hội đặc thù; tỉnh Hội và hầu hết các hội cấp huyện có trụ sở làm việc khá khang trang. Toàn tỉnh hiện có 5.991 hội viên;

 2-Công tácvận động mọi nguồn lực xã hội để chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC:

   Đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của Hội, nên BTV hội và HĐQL Quỹ tỉnh luôn chủ động hướng dẫn các hội thành viên phối hợp thực hiện:

-Ký kết, hợp đồng với các cơ quan Truyền thông tỉnh để thực hiện chương trình phóng sự, đăng tin, bài và tham gia tin, bài trên Tạp chí Da cam Việt Nam; Hội cấp huyện đã ký kết với Đài Truyền thanh để đưa tin bài;

- Hàng năm Tỉnh hội cấp Tạp chí Da cam cho 13 hội cấp huyện và 5 cơ quan Đảng, đoàn thể, cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh có liên quan, kịp thời thông tin tình hình hoạt động toàn diện của Hội để các cơ quan theo dõi và phối hợp tuyên truyền;

- Thông qua các sự kiện của Hội trong dịp Đại hội, lễ kỷ niệm ngày truyền thống của Hội, ngày thảm họa da cam ở Việt Nam, toàn Hội trong tỉnh đều trưng băng zôn, khẩu hiệu và bảng ảnh để tuyên truyền;

- Giới thiệu các hoạt động của Hội và hoàn cảnh khó khăn của nạn nhân thông qua Trang Thông tin điện tử của Tỉnh hội và qua các cơ quan Truyền thông nói trên, để vận động ủng hộ, giúp đỡ NNCĐDC qua tài khoản QuỹNNCĐDC/dioxin tỉnh hoặc phối hợp với Hội trao quà cho NNCĐDC; Kết quả vận động của từng đợt đều công khai trên Báo Phú Thọ, Trang Thông tin điện tử của Tỉnh hội.

* Để mở rộng hình thức tạo nguồn lực ủng hộ, giúp đỡ NNCĐDC có hiệu quả sát thực và kịp thời, HĐQL Quỹ tỉnh đã:

  - Sớm phân cấp và đề ra chỉ tiêu thi đua có tính khả thi cho Hội cấp huyện vận động các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thuộc huyện quản lý; nơi UBND cấp huyện chưa cho Huyện Hội vận động, Chủ tịch HĐQL Quỹ tỉnh cấp giấy và ủy nhiệm cho Chủ tịch Hội cấp huyện trực tiếp đi vận động ủng hộ, giúp đỡ nạn nhân, nên nhiều Hội cấp huyện vận động được 80-400 triệu đồng/năm. Đồng thời thực hiện chế độ công khai, minh bạch, tạo niềm tin với Nhân dân.

   -Các cấp Hội trong tỉnh luôn chủ động tranh thủ sự ủng hộ, tạo điều kiện của MTTQ và của các cơ quan chức năng có liên quan tích cực tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền cùng cấp chỉ đạo các tổ chức, cá nhân và Nhân dân thực hiện tốt phong trào “ Hành động vì nạn nhân chất độc da cam” và “ Vì nạn nhân chất độc da cam”, gắn với các Phong trào thi đua yêu nước của địa phương như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”,.v.v. để vận động hội viên và NNCĐDC chấp hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở địa phương và thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC; qua đó đã xuất hiện nhiều điển hình về tấm lòng vàng vì NNCĐDC được lan tỏa; Đồng thời cùng xuất hiện hàng trăm hộ gia đình nạn nhân tiêu biểu ở các xã trong huyện (Yên lập, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Sơn, Tân Sơn,..) ngoài việc tham gia nhiều ngày công còn ủng hộ được trên 150 triệu đồng và hiến nhiều ngàn m2 đất cho tập thể làm đường, trường học,..;

 -HĐQLQuỹ tỉnh duy trì thực hiện các chương trình phối hợp đã ký trong các nhiệm kỳ trước. Tiếp tục ký kết chương trình, phối hợp với Giám đốc Sở Lao động-Thương binh- Xã hội và với Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn theo hướng dẫn của Trung ương Hội; phối hợp với Công đoàn Sở Giáo dục & Đào tạo vận động Đoàn viên và người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc sở ủng hộ, giúp đỡ NNCĐDC.

  - Đồng thời, HĐQLQuỹ tỉnh nhiệm kỳ 2017-2022 đã mở rộng hình thức vận động, tạo nguồn lực củng hộ, giúp đỡ NNCĐDC, thông qua việc phân công các ủy viên, với sự ảnh hưởng của mình, gặp tổ chức Công đoàn của các cơ quan, doanh nghiệp; gặp nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh (nơi quen biết), để khơi dậy, phát huy tiềm năng, cùng chung tay xoa dịu nỗi đau da cam đạt kết quả nổi bật, như:

-Liên kết với Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Ngân hàng Đầu tư &Phát triển tinh và Công Đoàn ngành Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam vận động cán bộ công chức, viên chức và người lao động phát tâm ủng hộ gần 100 chiếc xe lăn cho NNCĐDC;

-Liên kết với Công ty cổ phần Tập đoàn Sữa dinh dưỡng quốc tế NFZALAND tổ chức đưa đón nhiều đợt cho trên 1300 NNCĐDCtrong tỉnh đến thăm quan, giao lưu văn nghệ và có quà của tặng cho NNCĐDC; tồng trị giá chi cho 1300 nạn nhân khoảngtrên 650 triệu đồng;

-Liên kết với Nhà chùa vận động các phật tử phát tâm ủng hộ 115 chiếc giường gỗ đôi cho NNCĐDC có hoàn cảnh khó khăn. Trị giá khoảng 400 triệu đồng.

*Đa dạng các hình thức chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân, đảm bảo đúng đối tượng và mang tính hiệu quả thiết thực, được Hội áp dụng rộng dãi gồm:

- Hàng năm vào dịp ngày 27/7, ngày 10/8, ngày tết Nguyên đán Tỉnh hội và các cấp Hội trong tỉnh mời Lãnh đạo địa phương đi thăm hỏi và trao quà cho NNCĐDC;

- Trợ cấp khó khăn đột xuất cho những nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn phải đi điều trị;

- Phối hợp với Bệnh viện trên đia bàn khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho nạn nhân;

- Phối hợp hỗ trợ cho gia đình nạn nhân xây nhà mới hoặc sửa nhà; cho vay vốn (không lấy lãi) để phát triển sản xuất (nguồn vốn của hội viên đóng góp);

- Phối hợp với Hội Khuyến học tặng quà cho các em trong độ tuổi học sinh là nạn nhân hoặc con NNCĐDC là người tham gia kháng chiến đang đi học;

- Cấp các phương tiện sinh hoạt như: Xe lăn, giường nằm; chăn màn, quần áo,..;

- Tổ chức đưa, đón đi thăm quan một số cơ sở; đi xông hơi, giải độc cho NNCĐDC.

* Kết quả của 15 năm toàn Hội đã chi tặng quà cho nạn nhân là 31.713 tỷ đồng  ( không tính quà của Chủ tịch nước); trong đó Hội NNCĐDC/dioxin các cấp chi là 24,024 tỷ đồng tiền quà hiện vật quy tiền.Trong đó nhiệm kỳ 2017-2022 toàn Hội vận động và phối hợp trao quà 17.222.753 ngàn đồng tiền quà và hiện vật quy tiền cho NNCĐDC. Vì vậy, nhiều năm trong nhiệm kỳ đã có 100% nạn nhân được thăm hỏi và tặng quà/năm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

III- Những khó khăn và hạn chế:

   Sự quan tâm của một số cấp ủy Đảng, chính quyền và một số cơ quan, đơn vị đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam chưa được đồng đều và toàn diện; có nơi, có lúc chưa được quan tâm đúng mức. Tình hình dịch bệnh CoViD-19 bùng phát, lan rộng và kéo dài, nên sản xuất gặp nhiều khó khăn và lại hàng năm có nhiều cuộc vận động cho các Quỹ khác nhau, nên kết quả vận động của toàn hội bị hạn hạn chế; khi đó còn 7/13 Hội cấp huyện mức hỗ trợ kinh phí thấp và hầu hết Hội cấp xã chưa được hỗ trợ kinh phí hoạt động nên ảnh hưởng đến chất lượng công tác của Hội.

IV-Tỉnh hội Phú Thọ tự rút ra một số kinh nghiệm:

 1-Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền là điều kiện tiên quyết. Tổ chức Hội phải chủ động phối hợp tham mưu đề xuất cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp chỉ đạo kịp thời các hoạt động của Hội; Đồng thời Hội thường xuyên tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan,đơn vị ở địa phương; sự hưởng ứng của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và toàn thể Nhân dân ủng hộ, giúp đỡ NNCĐDC;

 2-  Quan tâm công tác tuyên truyền, đồng thời đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng của Hội được gắn kết với các phong trào thi đua của địa phương; qua đó vận động mọi nguồn lực ủng hộ, giúp đỡ NNCĐDC đạt hiệu quả hơn;

 3- Cán bộ Hội là người có vị thế, uy tín, có kinh nghiệm, có trách nhiệm cao với nạn nhân, coi sự khó khăn, đau đớn của NNCĐDC là sự khó khăn, đau đớn của người thân trong gia đình. Đồng thời chủ động nắm bắt thời cơ để vận động mọi tổ chức và nhà hảo tâm tham gia phong trào vì NNCĐDC;

 V- Những kiến nghị với Đảng, Nhà nước và Trung ương Hội:

 1- Đề nghị Chính phủ: Có chế độ ưu đãi cho thế hệ thứ 3 bị di chứng bởi chất độc hóa học; có trợ cấp cho người nuôi dưỡng đối tượng là con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không có khả năng tự phục vụ trong sinh hoạt, phải có người phục vụ hàng ngày và nâng mức phụ cấp cho NNCĐDC lên mức tương đương với phụ cấp của Thương binh (Hiện thấp hơn mức trợ cấp của bệnh binh).

 3- Đề nghị Bộ Nội Vụ sớm có Hướng dẫn thực hiệnThông báo số 27/TB-VPCP, ngày

09/02/2021 về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ, để các cấp Hội NNCĐDC/dioxin hoạt động hiệu quả hơn.

 4- Để tránh trùng chéo trong việc vận động ủng hộ NNCĐDC, đề nghị  Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam có ý kiến với Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam không giao nhiệm vụ cho Hội Chữ Thập đỏ cấp tỉnh nhiệm vụ vận động ủng hộ NNCĐDC khi Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh đó đã có Quỹ NNCĐDC/dioxin riêng.

Chúc toàn thể Quý vị Đại biểu, quý vị khách Quý sức khỏe- thành công và hạnh phúc.

Chúc hội nghị thành công tốt đẹp.

   Trân trọng cảm ơn toàn thể Quý vị Đại biểu đã chú ý lắng nghe!

                                                                        

                                                                       Phú Thọ, ngày 07 tháng 9 năm 2022

                                                                                         Chủ tịch                                                                                                                                                                                  

                                                                                  Phạm Ngọc Quỳnh

 

 

 Ghi chú:

-Quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2021đứng thứ 34/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện;  225 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 17 phường, 11 thị trấn); có 63 xã khu vực I, 124 xã khu vực II, 31 xã khu vực III;

-Trong đó nhiệm kỳ 2017-2022 toàn Hội vận động và phối hợp trao quà 17.222.753 ngàn đồng tiền quà và hiện vật quy tiền cho NNCĐDC. Trong đó Tỉnh hội vận động và phối hợp trao 3, 994 tỷ đồng tiền quà và hiện vật quy tiền. Vì vậy, nhiều năm gần đây đã có 100% nạn nhân được thăm hỏi và tặng quà/năm,góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

-Từ năm 2018 đến nay: Tổ chức Hội đã phối hợp cơ quan Lao động-Thương binh & xã hội cùng cấp hướng dẫn lập hồ sơ, thủ tục, quy trình thẩm định để cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhân 330 hồ sơ đủ điều kiện là nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC). Đến nay không có hồ sơ tồn động;

-Đến tháng 6/2020, số nạn nhân chất độc da cam đang hưởng trợ cấp hành tháng còn 6.070 nạn nhân (3.735 nạn nhân là người có công, 2.335 nạn nhân là con của người có công); Trong đó tỷlệ tổn thương từ 81% trở lên có 582 người; với 1.107 hộ gia đình có 02  nạn nhân, 135 hộ gia đình có 03 nạn nhân, 24 hộ gia đình có 04 nạn nhân, 08 hộ gia đình có 05 NN và khoảng 75% số nạn nhân chỉ hưởng trợ cấp chất độc hóa học hàng tháng, không có thu nhập gì khác;

 

 

THAM LUẬN CỦA HỘI NNCĐDC/DIOXINHỘI NNCĐ DA CAM/DIOXIN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Kính thưa……………………………………………………………….

Kính thưa quý vị đại biểu đại diện 26 tỉnh tham dự hội nghị;

Trước tiên cho phép tôi thay mặt các đồng chí lãnh đạo Thành hội Hà Nội gửi đến các đồng chí lãnh đạo Trung ương hội và đại diện lãnh đạo hội các tỉnh, thành lời chào trân trọng, lời kính chúc sức khỏe, bình an, chúc hội nghị thành công tốt đẹp.

Thưa quý vị đại biểu, Hội NNCĐ da cam/dioxin thành phố Hà Nội là một tổ chức xã hội từ thiện, hoạt động trên cơ sở tự nguyện, tự quản, được Thành phố hỗ trợ về kinh phí hoạt động; chịu sự chỉ đạo và quản lý Nhà nước của Sở Lao động TB và xã hội và các sở, ban, ngành có liên quan. Hôi thực hiện hai nhiệm vụ trọng tâm là: Xây dựng phát triển tổ chức hội, huy động nguồn lực chăm sóc giúp đỡ nạn nhân da cam; tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân ủng hộ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho nạn nhân.

Nhân dịp diễn đàn này, thay mặt Ban Thường vụ thành hội Hà Nội xin báo cáo trao đổi một số kết quả và kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ hoạt động công tác hội của Hà Nội trong những năm qua như sau:

Một là, về công tác tổ chức: Công tác xây dựng phát triển tổ chức hội và quản lý hội viên của thành hội Hà Nội luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện cho hội hoạt động; vị trí, vai trò của Hội được phát huy và đã có tác dụng thiết thực, hiệu quả; từng bước khẳng định hội là chỗ dựa, là cầu nối giữa nạn nhân với cộng đồng xã hội.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hà Nội đã có hàng trăm ngàn lượt thanh niên vào bộ đội, thanh niên xung phong tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đã có 77 ngàn liệt sỹ, 32 ngàn thương binh và gần 50 ngàn người bị nghi nhiễm chất độc hóa học, đã có gần 20 ngàn người được công nhận là nạn nhân da cam, trong đó (hơn 14 ngàn người trực tiếp và trên 5 ngàn là con nạn nhân da cam). Nhìn chung đời sống của họ còn nhiều khó khăn, do bệnh tật, thiếu sức lao động cần có sự chung tay giúp đỡ trước mắt và lâu dài của toàn xã hội.

Về tổ chức hội, hiện nay Hà Nội có 30/30 quận, huyện, thị xã; 368/579 xã, phường, thị trấn có tổ chức hội (đạt 84 %); 1.862 chi hội thôn, tổ dân phố, khu dân cư; với 24.680 hội viên. Một số quận, huyện đạt 100%  xã, phường, thị trấn có tổ chức hội (Hà Đông, Thanh Xuân, Ba Vì, Mê Linh; Long Biên, Ứng Hòa, Thanh Oai). Cùng với phát triển tổ chức hội, các cấp Hội luôn quan tâm việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức hội. Các Hội sau khi thành lập đã xây dựng quy chế hoạt động của Ban chấp hành, Ban kiểm tra, thực hiện sơ kết, tổng kết đúng quy định.

Những năm qua, Hội NNCĐ da cam/dioxin thành phố Hà Nội đã chủ động tham mưu với cấp uỷ, chính quyền về công tác phát triển tổ chức hội từ quận, huyện, thị xã đến cơ sở; công tác vận động tạo nguồn vật chất để chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân; đề xuất kiến nghị các vấn đề về tổ chức hoạt động hội; về đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nạn nhân với cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết. Các tổ chức hội thành viên ở các quận, huyện, thị xã thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác tổ chức hội, hội viên và nâng cao chất lượng hoạt động của hội; phấn đấu hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao. Đối với Thành hội, thường xuyên hướng dẫn các bước tiến hành đại hội, thành lập hội để thực hiện thống nhất ở các cấp hội, giúp các tổ chức hội thành viên hoạt động có hiệu quả.

Hai là, về công tác tuyên truyền, thi đua: Công tác tuyền truyền, thi đua được gắn với hoạt động vận động, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân, luôn được Thành hội và các tổ chức hội thành viên ở cơ sở quan tâm thực hiện nghiêm túc và đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân từng bước ổn định cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng xã hội.

Thành hội Hà Nội thường xuyên, chủ động tuyên truyền vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân các nhà hảo tâm đóng góp ủng hộ tiền, vật chất hỗ trợ nạn nhân; đặc biệt là trong các dịp Tết Nguyên đán, Ngày thương binh liệt sỹ 27/7, Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam 10/8 và Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 hàng năm. Hội tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức như: Đề xuất với chính quyền cho phép tổ chức cuộc vận động, gửi công văn, thư kêu gọi, thông qua các cơ quan thông tin đại chúng, cử cán bộ đến tận nơi tổ chức, cá nhân vận động; thông qua trang Web, bản tin da cam để Thành hội cung cấp địa chỉ cụ thể cần hỗ trợ giúp đỡ.

Hàng năm, Thành hội tổ chức tập huấn công tác hội và hội nghị chuyên đề thông qua hội nghị giao ban cụm thi đua hàng năm để trao đổi rút kinh nghiệm về công tác xây dựng, phát triển tổ chức hội, tập hợp những vướng mắc trong quá trình thực hiện chế độ chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam và tổ chức hội để báo cáo với Thành phố, với Trung ương hội và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, chỉnh sửa cho phù hợp, đảm bảo quyền lợi của nạn nhân và sự công bằng xã hội.

Tinh trong 3 năm từ (2019 đến 2021), Hội đã tuyên truyền vận động được nhiều tổ chức, cá nhân trong nước, các tầng lớp nhân dân hỗ trợ trên 150 ngàn lượt người là nạn nhân da cam, với số tiền trên 70 tỷ đồng; gồm tiền và hiện vật. Các hình thức giúp đỡ hỗ trợ như: Xây mới, sửa 150 ngôi nhà; Hỗ trợ mua sắm phương tiện sản xuất; tặng bò nuôi sinh sản; Tặng xe lăn, xe đạp; Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí; Trợ cấp thường xuyên, đột xuất; Tặng sổ tiết kiệm; Hỗ trợ học bổng; tặng quà trong dịp tết, ngày lễ lớn bằng hiện vật không quy thành tiền.

Ba là, Thành hội và các tổ chức hội thành viên chủ động phối hợp với các đoàn thể chính trị, xã hội, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước tổ chức các hoạt động đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân và đã được quần chúng nhân dân, các tổ chức quốc tế ủng hộ.

Quán triệt mục tiêu quan điểm của Đảng, Nhà nước là, yêu cầu chính phủ Mỹ phải có trách nhiệm cao hơn trong việc khắc phục hậu quả chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam; đặc biệt là khắc phục hậu quả liên quan đến con người. Thành hội Hà Nội và các hội thành viên đã tổ chức các hoạt động như: Hàng năm tổ chức mít tinh, gặp mặt nhân kỷ niệm Thảm hoạ da cam ở Việt Nam ngày (10/8); Thành hội phối hợp với Hội  luật gia Thành phố tổ chức hội thảo về phong trào đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân da cam. Phối hợp với thường trực Trung ương Hội và các cơ quan chức năng của Thành phố, hướng dẫn đoàn đại diện đại sứ quán Thái Lan, Hàn Quốc, đoàn Hiệp hội Thụy Sỹ- Cu Ba, một số nhà báo, nhà văn, nhà nhiếp ảnh, nhà sử học của nhiều nước đi cơ sở gặp nạn nhân để lấy hình ảnh, xây dựng phim, phóng sự…để tuyên truyền ở nhiều Quốc gia về hậu quả nặng nề vô cùng đau thương đối với con người; lên án tội ác của quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học trong chiến tranh xâm lược Việt Nam; Tổ chức lấy trên một trăm ngàn chữ ký góp phần cùng nhân dân trên thế giới tuyên truyền tiếp tục đấu tranh buộc Mỹ phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả do chính họ đã gây ra.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cũng có một số khó khăn vướng mắc nhất định đó là: Tổ chức hội không có tịnh biên, đội ngũ cán bộ làm công tác hội chủ yếu đã nghỉ hưu, tuổi cao, sức khỏe hạn chế; hoạt động hội chủ yếu là từ kinh nghiệm thực tiễn. Chế độ thù lao cho cán bộ làm việc chuyên trách tại hội chưa tự chủ được; kinh phí hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách hỗ trợ của Thành phố. Ở cơ sở địa phương cấp xã, phường, thị trấn hiện tại có một số nơi gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí hoạt động; có nơi được hỗ trợ có nơi không nên cán bộ hội thiếu nhiệt tình hoặc xin nghỉ.

Từ những kết quả nêu trên, xin trao đổi một số kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, Thành hội và các tổ chức hội thành viên ở cơ sở phải luôn chủ động tham mưu, đề xuất chủ trương, giải pháp, kế hoạch thực hiện công tác hội, đồng thời tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng của địa phương.

Thứ hai, Các hoạt động của hội xác định đi đúng hướng, luôn bám sát nội dung chương trình, kế hoạch và mục tiêu đề ra. Trọng tâm là hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương giao với cả hai nhiệm vụ chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho nạn nhân chất độc da cam.

Thứ ba, Các hoạt động chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân của hội được thúc đẩy tạo thành phong trào thường xuyên, từng bước xã hội hoá với nhiều hình thức linh hoạt, mô hình đa dạng được quần chúng nhân dân quan tâm ủng hộ, giúp đỡ góp phần giảm bớt khó khăn về vật chất, động viên về tinh thần để nạn nhân hòa nhập cộng đồng; tạo thành phong trào “Cùng chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”.

          Thứ tư, công tác tổ chức xây dựng hội được thực hiện đúng nguyên tắc, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của địa phương. Các tổ chức hội thành viên ở cơ sở duy trì hoạt động thường xuyên, hiệu quả, tạo thành chỗ dựa tin cậy cho nạn nhân.

          Một số đề xuất, kiến nghị

- Thực hiện theo Kết luận số 32-KL/TW ngày 30 tháng 3 năm 2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đối với Hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, theo đó quy định rất cụ thể về độ tuổi của lãnh đạo, đứng đầu là Chủ tịch hội. Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản ánh từ cơ sở là, những lãnh đạo hội không được chế độ thù lao theo quy định hiện hành thì không nhất thiết phải khống chế độ tuổi

- Đề nghị cơ quan chức năng tham mưu với Chính phủ có văn bản quy định thống nhất về mức hỗ trợ thù lao cho cán bộ công tác thường trực của các cấp hội và được áp dụng từ Trung ương xuống đến cơ sở xã, phường, thị trấn. Ban hành bổ sung chính sách giải quyết chế độ trợ cấp thường xuyên cho nạn nhân chất độc da cam (thế hệ thứ 3).

- Về tổ chức hội ở cấp tỉnh, thành phố, đề nghị có quy định tịnh biên cho Hội quần chúng ít nhất là 01 nhân viên Kế toán tài chính và 01 nhân viên văn thư làm công tác chuyên trách.

                                                              

                                                                                                                                               CHỦ TỊCH THÀNH HỘI

                                                                                                                                                    Trần Văn Quang

 

 

THAM LUẬN CỦA HỘI NNCĐDC/DIOXIN TỈNH HÀ NAM

 

           Kính thưa: - Các quý vị đại biểu

                           - Các Bác, các đ/c đại biểu.

          Về dự Hội nghị trao đổi kinh nghiệm công tác hội lần thứ XI tại tỉnh Hội Phú Thọ- Trước hết: Tôi xin biểu thị nhất trí cao với báo cáo Trung tâm của Phú Thọ và các ý kiến tham luận của các đại biểu. Để làm rõ, minh chứng các báo cáo trên- Tôi xin phát biểu, trao đổi một số nội dung như sau:

           Kính thưa hội nghị: Sau khi vinh dự được đăng cai, tổ chức thành công Hội nghị trao đổi kinh nghiệm công tác hội lần thứ IX, tại tỉnh Hà Nam (năm 2019), chúng tôi đã học tập, thu hoạch được nhiều kết quả; rút được rất nhiều kinh nghiệm, nổi bật là:

  1. Được cấp uỷ, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh Hà Nam, quan tâm, sâu sắc hơn, đã thấu hiểu hơn vể tổ chức Hội da cam..., có nhiều biện pháp cụ thể giúp đỡ Hội da cam các cấp hoạt động có hiệu quả, thiết thực hơn. Cụ thể là Tết Nguyên đán 02 năm (2019÷2020), Tỉnh uỷ- UBND tỉnh tổ chức Chương trình Truyền hình trực tiếp, Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam; Tết năm 2021 Chủ tịch UBND tỉnh có thư cảm ơn và vận động các doanh nghiệp các nhà hảo tâm: Bằng nguồn vận động được, Tết năm 2019 tặng quà cho 100% hộ gia đình nạn nhân, Tết năm 2020-2021 Tặng quà cho 100 % nạn nhân chất độc da cam (cả trực tiếp và gián tiếp) trên địa bàn tỉnh, mỗi suất quà trị giá 500.000, đồng; và làm nhà tình nghĩa, làm nhà khép kín, nhà vệ sinh tự hoại, cho vay vốn sản xuất, kinh doanh (không tính lãi) .v.v.
  2. Thông qua, được đăng cai tổ chức Hội nghị (lần thứ IX), tỉnh Hội Hà Nam đã nhận thức sâu sắc, học tập được rất nhiều kinh nghiệm của các tỉnh- thành Hội bạn, và khẳng định kết quả của tỉnh Hội Hà Nam còn rất nhỏ bé so với: Thành Hội Hải Phòng, tỉnh Hội Quảng Ninh, tỉnh Hội Thái Nguyên .v.v. Nhất là nội dung, phương pháp, cách làm tham mưu với cấp uỷ- chính quyền và quan trọng là: Biện pháp hoạt động công tác ở các cấp Hội: Phải thiết thực, phù hợp với cuộc sống của hội viên, nạn nhân- Không phô trương, hình thức; nhưng lại phải rất cụ thể, tỷ mỷ.
  3. Về chủ đề Hội nghị: Là trao đổi kinh nghiệm hoạt động công tác hội, phù hợp, đúng mục đích, đúng ý nghĩa. Theo ý kiến của lãnh đạo tỉnh Hà Nam: Nếu là “Giao ban” thì đơn vị đăng cai không đủ điều kiện để xây dựng kế hoạch- nội dung, và điều hành Hội nghị… Nếu là “Giao lưu” thì tính chất hội nghị rất nhẹ; lãnh đạo tỉnh có thể đến dự, hoặc không đến…., Mà chỉ có thể gặp trao đổi tại Hội nghị, ở mức độ đối ngoại, xã giao…, nhất là các Sở, ban, ngành càng không thể đến dự Hội nghị “Giao lưu”... Và nếu là Hội nghị “Giao lưu” sẽ không được lãnh đạo tỉnh quan tâm, chỉ đạo; và có thể còn không được cấp kinh phí để tổ chức hội nghị…
  4. Tại Hội nghị lần thứ IX năm 2019 ở Hà Nam, trong tham luận có ý kiến của đại biểu đề nghị: Khi thảo luận, tranh luận- đúng sai, giữa các ý kiến nêu trong các bài tham luận... Về vấn đề này lãnh đạo tỉnh Hà Nam chỉ đạo chúng tôi như sau: Do đặc thù của tổ chức Hội Nạn nhân chất độc da cam là: Đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý điều hành của chính quyền là UBND các cấp. Nên không thể mang mẫu hoạt động công tác hội của đơn vị bạn áp đặt vào Hội tỉnh mình được. Do đó khi thảo luận, tranh luận, không thể khẳng định kinh nghiệm- bài học của tỉnh, thành Hội bạn đúng hay sai…Mà chỉ nghiêm túc tiếp thu, nghiên cứu; để vận dụng, sao cho phù hợp với hoạt động thực tiễn của tỉnh mình, một cách có hiệu quả, thiết thực, phù hợp- để mục đích cuối cùng là chăm sóc, giúp đỡ cho nạn nhân ngày một tốt hơn; Đây là cả một vấn đề lớn- nhất là nền nếp, phong cách lãnh đạo của từng địa phương…..

           Hiện nay Hoạt động ở tỉnh Hội Hà Nam nổi lên 2 vấn đề:

  1. Về quán triệt, triển khai, thực thiện Chỉ thị số 43-CT/TW:

Sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 43-CT/TW; thực hiện Hướng dẫn số 144/HD-TWH ngày 14/7/2015 của Trung ương Hội, tỉnh Hội đã chủ động báo cáo Ban Dân vận Tỉnh uỷ, được lãnh đạo Ban Dân vận quan tâm và cho ý kiến: Việc quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW mấu chốt vấn đề là tham mưu để Tỉnh ủy ban hành Thông tri, nêu bật được thực trạng tình hình nạn nhân chất độc da cam và tổ chức Hội, đặc biệt là quan điểm, chủ trương lãnh đạo của tỉnh trong thời gian tới là cái gì…. phải cụ thể, sát thực tế của tỉnh Hà Nam, và có tính khả thi, thực hiện, đạt kết quả cao; để từ đó xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, có nhiều biện pháp cụ thể chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân (không nói chung chung- theo kiểu gạch đầu dòng…).

Từ mục đích, yêu cầu trên: Ban Chấp hành tỉnh Hội đã tranh thủ xin ý kiến của lãnh đạo UBND tỉnh; chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức quán triệt, hướng dẫn cho các đ/c Ủy viên Ban Chấp hành tỉnh Hội nghiên cứu, thảo luận thống nhất nội dung đề xuất- giúp Ban Dân vận tham mưu cho Tỉnh uỷ ban hành Thông tri số 29-TT/TU; Kế hoạch số 100/KH-TU ngày 15/7/2015; UBND tỉnh, ban hành Kế hoạch số 2011/KH-UB ngày 28/9/2015 để thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW của Ban Bí thư, Thông tri số 29-TT/TU của Tỉnh ủy.

Trên cơ sở đó tỉnh Hội đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo 06 Huyện, Thành, Thị ủy ban hành Thông tri- Kế hoạch triển khai thực hiện đến 109 Đảng bộ xã, phường, thị trấn (trước đây là 116 xã, phường). Đã tổ chức quán triệt cho 100% các chi ủy, chi bộ tại hội nghị Đảng bộ cơ sở (đến nay đã có 56/109 Đảng bộ xã, phường, thị trấn đã ban hành bằng văn bản đến các chi bộ để thường xuyên quán triệt, triển khai, thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW của Ban Bí thư).

Thành công lớn nhất của chúng tôi là: Trong Thông tri số 29-TT/TU ngày 15/7/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, yêu cầu “Hằng năm, nhân ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10/8) Hội phải xây dựng kế hoạch, báo cáo cấp uỷ, chính quyền vận động các tập thể, cá nhân đóng góp xây dựng Quỹ Nạn nhân chất độc da cam và quản lý, sử dụng Quỹ đúng mục đích, có hiệu quả”; Đây là cẩm nang rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định để các cấp Hội tỉnh Hà Nam hoạt động có hiệu quả, thiết thực trong thời gian vừa qua- Chúng tôi xác định, ở Hà Nam, nếu không có Chỉ thị số 43-CT/TW, các cấp Hội sẽ rất khó hoạt động có hiệu quả.  

Kết quả từ năm 2015 đến năm 2022 ngân sách UBND các cấp trong tỉnh đã bảo đảm chi trả phụ cấp và hoạt động cho các cấp Hội = 10 tỷ 252 triệu đồng; đã tham mưu tuyên truyền vận động được 44 tỷ 791 triệu đồng; đã chi chăm sóc giúp đỡ nạn nhân được 40 tỷ 892 triệu đồng; Đến nay Quỹ da cam của tỉnh hiện có = 1.229.839.000, đồng; Quỹ da cam 06 huyện, thành, thị Hội = 2.092.500.000, đồng; Quỹ da cam của Hội các xã, phường, thị trấn = 852.620.000, đồng; Quỹ tình nghĩa do hội viên 108 Hội xã, phường, thị trấn tự nguyện đóng góp để thăm hỏi ốm đau, sinh hoạt ở cơ sở = 3.191.200.000, đồng.

  1. Về triển khai Đại hội các cấp Hội nhiệm kỳ 2023-2028:

Được sự quan tâm của Trung ương Hội, sớm có văn bản, gửi đề nghị Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hà Nam, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ưu tiên hỗ trợ bảo đảm các điều kiện tốt nhất để các cấp Hội tiến hành Đại hội.

Quán triệt sự chỉ đạo của Trung ương Hội, tỉnh Hội Hà Nam chủ động làm tham mưu cho Tỉnh uỷ- UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các Huyện, Thành, Thị uỷ và UBND các cấp; Sở Nội vụ ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể, quy định mốc thời gian các cấp Hội hoàn thành Đại hội trong năm 2023.

Trên cơ sở đó Ban Chấp hành tỉnh Hội xây dựng Kế hoạch- Hướng dẫn và dự thảo 17 loại mẫu văn kiện (trong đó có nội dung chi tiết Đại hội, Hội xã, phường, thị trấn)- Phù hợp với Hướng dẫn của Trung ương Hội và quy định của Sở Nội vụ tỉnh (căn cứ mẫu văn kiện của tỉnh Hội, các cấp Hội tổng hợp đánh giá, có số liệu minh chứng là có thể tiến hành Đại hội được ngay…).

Nhiệm kỳ III- IV (2013 & 2018), tỉnh Hội đều báo cáo lãnh đạo tỉnh cho tổ chức tập huấn đến Hội xã, phường, thị trấn. Năm nay theo chỉ đạo của UBND tỉnh: Thực hiện phân cấp và là tổ chức Hội thành viên, nên: Tỉnh xác định kết quả, chất lượng tổ chức Đại hội của các cấp Hội- là do cấp ủy, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm trước lãnh đạo tỉnh. Do đó trên cơ sở Hướng dẫn của Trung ương Hội, của Sở Nội vụ tỉnh; Các cấp Hội chịu trách nhiệm hướng dẫn, triển khai thực hiện cho phù hợp, sát thực tế. Điểm mấu chốt là thông qua Đại hội phải chọn được cán bộ Hội: Có sức khoẻ, tâm huyết, có năng lực, có khả năng tổ chức hoạt động công tác hội- Tránh tình trạng: Cán bộ hội không hiểu biết về tổ chức Hội, không nắm được hội viên, nạn nhân, không biết tham mưu cho cấp uỷ- chính quyền địa phương, không tổ chức được hoạt động công tác hội; chỉ trông chờ vào hội cấp trên (và có nhận thức cho là nạn nhân đã có chế độ của nhà nước...).

Thông qua triển khai chuẩn bị Đại hội, các cấp Hội đã quán triệt, làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức: Lòng tự trọng của cán bộ hội các cấp trước hội viên và nạn nhân. Lòng tự trọng đó là: Cán bộ hội cấp trên hoạt động để cán bộ hội cấp dưới học tập noi theo; Kết quả hoạt động đạt được ở mỗi tổ chức Hội, đã mang lại kết quả gì cho hội viên, nạn nhân... Chỉ có như vậy Tổ chức Hội mới là chỗ dựa, nguồn động viên, niềm tin của hội viên và nạn nhân.   

Vấn đề nổi lên hiện nay là: Độ tuổi của cán bộ các cấp để tái cử (nhất là Hội cấp xã). Biện pháp của Hà Nam là:

  1. Trước hết các cấp Hội chấp hành nghiêm quy định của Trung ương và Kết luận 101/Tỉnh uỷ, Đề án 95/UBND tỉnh về độ tuổi cán bộ tham gia công tác hội.
  2. Nhận thức các cấp Hội: Còn cho là Đại hội của nạn nhân chất độc da cam; nhưng theo Điều lệ là Đại hội của hội viên Hội nạn nhân chất độc da cam các cấp (cán bộ hội không nhất thiết phải là nạn nhân); Thực tế ở cơ sở chỉ muốn cán bộ hội phải là nạn nhân chất độc da cam (có tiếng nói, có uy tín...).
  3. Riêng với cán bộ Hội xã, phường, thị trấn ở Hà Nam: Vận dụng thực hiện theo cơ chế là: Cán bộ Hội bán chuyên trách ở cơ sở (theo NQ HĐND tỉnh năm 2013). Hiện nay lãnh đạo một số huyện vẫn chỉ đạo: Chủ tịch Hội da cam đã 76 tuổi/Vẫn kiêm Chủ tịch Hội thanh niên xung phong.
  4. Biện pháp chuẩn bị nhân sự Đại hội các cấp Hội:

Căn cứ vào sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương và Hướng dẫn của Sở Nội vụ:

  1. Ban Thường vụ, Ban Chấp hành các cấp Hội, dự thảo văn kiện chuẩn bị Đại hội, xây dựng phương án nhân sự, giới thiệu, đề xuất để bầu cử Ban Chấp hành khoá mới.
  2. Nếu ở dưới khó khăn, không giới thiệu được, thì tỉnh Hội gợi ý và giới thiệu… (điểm này đòi hỏi tỉnh Hội phải đi cơ sở, nắm rất chắc…).
  3. Các cấp Hội không giới thiệu được: Tỉnh Hội sẽ tổng hợp báo cáo Sở Nội vụ và UBND tỉnh, để lãnh đạo tỉnh sẽ làm việc với lãnh đạo các Huyện, Thành, Thị uỷ- UBND các cấp có biện pháp cụ thể, chỉ đạo thực hiện, chấp hành (theo Công văn số 684/UBND-NC ngày 16/3/2022 của UBND tỉnh Hà Nam V/v tổ chức Đại hội, Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin các cấp nhiệm kỳ 2023 – 2028)…Nếu tổ chức Hội nào kéo dài nhiệm kỳ (theo mốc thời gian quy định Đại hội của tỉnh- Phải báo cáo lý do, nếu được UBND tỉnh ra quyết định kéo dài nhiệm kỳ- thì tổ chức Hội ở đó mới có hiệu lực và mới được chi trả phụ cấp).
  4. Để chủ động kịp thời tổng hợp, báo cáo tham mưu cho UBND tỉnh; Quý IV/2022, tỉnh Hội sẽ lần lượt làm việc với Ban Thường vụ hoặc Ban Chấp hành các huyện, thành, thị Hội về nội dung:
  5. a) Công tác chuẩn bị tiến hành Đại hội các cấp Hội- Những khó khăn, vướng mắc….
  6. b) Nhân sự Ban Chấp hành các cấp Hội (chủ yếu cán bộ chủ trì)…Để tổng hợp báo cáo Sở Nội vụ và UBND tỉnh).

* Ý kiến, kiến nghị, đề xuất:

Đề nghị lãnh đạo Trung ương Hội, hằng năm, gặp, trao đổi với lãnh đạo tỉnh và thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ để Hội da cam tỉnh có điều kiện thuận lợi, nhận được nhiều sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương, tích cực hoạt động có hiệu quả, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh toàn diện, góp phần xây dựng phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở địa phương; Từ đó giữ được vị thế, uy tín của các cấp Hội- Nhất là trong quá trình chuẩn bị và tiến hành Đại hội các cấp Hội nhiệm kỳ 2023-2028…

  1. Đề nghị Trung ương Hội quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ và 26 tỉnh, thành Hội tích cực tham gia duy trì: Hội nghị trao đổi kinh nghiệm công tác hội hằng năm, để chúng tôi học tập, trau dồi được nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong xây dựng tổ chức và hoạt động công tác hội. Từ đó khẳng định, đã là tổ chức Hội phải có vị thế… và chăm sóc giúp đỡ được nhiều cho nạn nhân.

           Trên đây là một số nội dung, Hội Nạn nhân chất độc da ca/Dioxin tỉnh Hà Nam, xin được báo cáo, trao đổi tại Hội nghị các tỉnh- thành Hội khu vực phía Bắc lần thứ XI năm 2022.

           Cuối cùng xin chân thành cảm ơn và kính chúc: Các đ/c Lãnh đạo Trung ương Hội, các đ/c lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, các vị đại biểu khách quý- cùng các Bác, các đồng chí về dự Hội nghị mạnh khỏe hạnh phúc - Xin trân trọng cảm ơn ./.

 

MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC HỘI CỦA TỈNH HỘI THÁI BÌNH


  Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Thái Bình được thành lập ngày 6/8/2004 là hội cấp tỉnh đầu tiên được thành lập trong toàn quốc. Sau đó là hội cấp huyện, thành phố và hội cấp xã, phường, thị trấn được thành lập và đến năm 2007 Thái Bình đã có hội các cấp ở trên tất cả các địa bàn hành chính của tỉnh bao gồm 1 tổ chức hội cấp tỉnh, 8 hội cấp huyện thành phố và 286 hội cấp cơ sở. Đến năm 2010 hội thành lập 2 đơn vị trực thuộc Tỉnh hội có tư cách pháp nhân là Trung tâm tẩy độc cho nạn nhân chất độc da cam và Trung tâm chăm sóc và dạy nghề cho nạn nhân. Sau 18 năm thành lập, xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh (sau đây viết tắt là lãnh đạo tỉnh) và chỉ đạo hướng dẫn của Trung ương Hội, Tỉnh hội Thái Bình đã luôn luôn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Hội và tham gia tích cực, có hiệu quả đối với các nhiệm vụ được lãnh đạo địa phương giao. Với những thành tích đã đạt được, Tỉnh hội Thái Bình đã được nhiều lần và nhiều hình thức khen thưởng trong đó năm 2014 được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba và năm 2021 được thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì

  Nhìn nhận lại và suy nghĩ về hoạt động sau 18 năm của Hội, Thái Bình đã rút ra một vài ý kiến sau :

  Một là:  Nguyên nhân nào giúp cho hệ thống hội các cấp của tỉnh Thái Bình đạt được được nhiều kết quả  sau 18 năm hoạt động? Có nhiều nguyên nhân, bên cạnh nguyên nhân là sự nỗ lực phấn đấu của các cấp hội và của cán bộ hội viên của hội thì nguyên nhân chủ yếu có tính chất quyết định là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và của cấp ủy chính quyền các cấp trong tỉnh. Sự quan tâm đó thể hiện trên nhiều mặt và xin nêu một số mặt chính :

   - Quan tâm đến xây dựng tổ chức hội, đến hoạt động của hội, đến những cán bộ hội chuyên trách và tạo những điều kiện thuận lợi cho hội hoạt động nhưng quan trọng là chú ý lắng nghe các ý kiến tham mưu đề xuất của các cấp hội và giúp đỡ giải quyết tháo gỡ những khó khăn của hội. Việc xây dựng, thành lập tổ chức hội các cấp ở Thái Bình sớm và nhanh, có chất lượng. Hội cấp huyện và hội cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tăt là hội cấp xã) ở Thái Bình cũng là hội đầu tiên được thành lập trong cả nước. Ngay sau khi hội cấp tỉnh được thành lập, lãnh đạo tỉnh đã có văn bản chỉ đạo thành lập hội cấp huyện và sau đó chỉ đạo thành lập hội cấp xã. Trong Chỉ thị số 15-CT/TU của Ban Thường vụ tỉnh Thái Bình đã xác định :  “Các huyện, thành ủy lãnh đạo việc thành lập Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại các xã, phường, thị trấn; chỉ đạo cấp ủy cơ sở lựa chọn những người nhiệt tình, tâm huyết và có năng lực tham gia tổ chức Hội” và “Hội nạn nhân chất độc da cam/duoxin tỉnh hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin  xã, phường thị trấn”Thời gian đó theo Nghị định 88 về tổ chức quản lý hội, thành lập hội cấp xã phải do chủ tịch UBND tỉnh ký. Thái Bình có 286 xã, phường, thị trấn, nếu thực hiện theo quy dịnh đó, để làm thủ tục hồ sơ thành lập hội cấp xã cũng phải mất hàng năm. Tỉnh hội đã phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tham mưu đề xuất với tỉnh ủy quyền cho chủ tịch UBND huyện ký thành lập hội cấp xã. Chủ tịch UBND tỉnh đã ra Quyết định số 2543/QĐ-CT ủy quyền cho chủ tịch UBND huyện, thành phố cho phép thành lập hội xã, phường thị trấn, do đó việc thành lập hội cấp xã được nhanh, gọn. Sau này, đến năm 2010, Nghị định 45/2010/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 88 đã sửa đổi theo tinh thần trên.

  Cùng với việc quan tâm xây dựng hội, lãnh đạo tỉnh đã quan tâm đến những người chuyên trách làm công tác hội. Ngoài lãnh đạo hội được hỗ trợ theo quyết định 30 của Thủ tướng Chính phủ, văn phòng tỉnh hội được hỗ trợ kinh phí biên chế  3 người, mỗi huyện hội 1 người. Hội cấp tỉnh, cấp huyện được cấp kinh phí hoạt động hàng năm, với hội cấp xã, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh xác định cấp kinh phí hoạt động cho các hội cấp xã được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trong đó có Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Các huyện, thành hội đều được bố trí trụ sở làm việc. Tuy Thái Bình đất chật, người đông nhưng Tỉnh hội cũng được cấp khoảng 5000mđất để làm văn phòng và các Trung tâm trực thuộc. Kết hợp với việc tích cực vận động xã hội của Hội, đến nay Tỉnh hội đã có cơ sở hạ tầng khang trang, xanh, đẹp gồm một khu nhà 3 tầng, một khu nhà 2 tầng, khu nhà ăn, nhà bếp, trạm biến thế điện, sân tập..v..v.

    -Sự quan tâm còn thể hiện ở chỗ lãnh đạo tỉnh đã có những chủ trương, chính sách và những động thái trực tiếp giúp đỡ, chăm sóc nạn nhân chất độc da cam. Đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã trực tiếp ký Thư kêu gọi đến các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, người Thái Bình ơ ngoài tỉnh, ở nước ngoài giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam Thái Bình. Khi đi công tác các tỉnh ngoài nhất là các tỉnh phía Nam các đồng chi lãnh đạo tỉnh đã kết nối vận động các tổ chức, cá nhân như Hội đồng hương Thái Bình, Câu lạc bộ Golf thành phố Hồ Chí Minh..v..v.giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam Thái Bình. Hàng năm trong các dịp Tết Nguyên Đán và kỷ niệm Ngày 27/7, nạn nhân chất độc da cam trực tiếp đã được quà của Chủ tịch nước và tuy kinh tế Thái Bình còn có nhiều khó khăn nhưng tỉnh đã hỗ trợ kinh phí cho hội tặng quà cho nạn nhân gián tiếp vào dịp Tết và vào Ngày 10/8 “Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam”.  Ví dụ năm 2022 tỉnh đã hỗ trợ kinh phí là 1.740.000.000 đ tặng quà cho nạn nhân gián tiếp trong đó dịp Tết Nhâm Dân là 750.000.000 đ cho 2500 nạn nhân, dịp kỷ niệm Ngày 10/8  hỗ trợ 990.000.000đ cho 3000 nạn nhân

   Việc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ hội, chăm sóc nạn nhân chất độc da cam của lãnh đạo tỉnh và cấp ủy chính quyền các cấp không phải chi là làm theo trách nhiệm mà cùng với trách nhiệm các đồng chí đó đã làm với tấm lòng nhân ái đối với nạn nhân chất độc da cam, một đối tượng có công với cách mạng và cũng là một đối tượng yếu thế trong xã hội

  Hai là các cấp hội ở Thái Bình đều nhận thức được rằng mọi sự việc đều có 2 phía. Muốn được sự quan tâm, trước hết tổ chức hội phải hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của hội, phải chủ động và tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương trong khả năng của mình và theo yêu cầu của địa phương. Các cuộc vận động và chương trình kinh tế xã hội ở địa phương như Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, Xây dựng gia dình văn hóa, các đợt tuyển quân..v..v và nhất là các hoạt động trong phòng chống dịch Covid 19 vừa qua, các tổ chức hội và hội viên đều hưởng ứng và tham gia tích cực. Hoạt động của hội đã góp phần thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, chính sách an sinh xã hội và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và qua đó địa phương cũng thấy được tác dụng hiệu quả của hội, thấy được các hoạt động của hội là cần thiết đối với địa phương.

  -Trong mối quan hệ làm việc với lãnh đạo địa phương, lãnh đạo các cấp hội ở Thái Bình đều chú ý việc lãnh đạo ở địa phương bận rất nhiều công việc, có nhiều công việc quan trọng và cấp bách vì thế hội phải bám sát, phải tranh thủ báo cáo, đề xuất, xin ý kiến  để có sự lãnh đạo, chỉ dạo đối với hội. Mặt khác cũng phải bám sát các cơ quan chức năng của cấp ủy, chính quyền để tranh thủ sự giúp đỡ hướng dẫn của các cơ quan. Cán bộ lãnh đạo hội ở Thái Bình nhìn chung đều đã cao tuổi, ít tuổi nhất cũng phải trên, dưới 60 và hầu hết là cán bộ, công chức, sĩ quan về hưu trong khi đó cán bộ lãnh đạo địa phương còn trẻ, nhất là cán bộ lãnh đạo ở cơ sở. Cho nên phương pháp làm việc, ứng xử phải hài hòa vừa thân tình vừa thể hiện sự tôn trọng đối với cấp ủy và chính quyền địa phương với lãnh đạo địa phương.

  Trên đây là một số ý kiến của Thái Bình tham gia ở hội nghị. Những ý kiến đó không có gì mới mẻ, ai cũng biết và nếu nói là kinh nghiệm thì là “kinh nghiệm muôn thuở” chắc nhiều hội bạn biết còn sâu sắc hơn, đầy đủ hơn. Nhưng theo yêu cầu tham gia ý kiến tham luận của Ban tổ chức hội nghị chúng tôi nghĩ rằng thôi thì làm thế nào cứ kể như thế để đóng góp với hội  nghị, nếu có gì chưa chuẩn, chỉnh lắm rất mong hội nghị thông cảm.

 

THAM LUẬN CỦA HỘI NNCĐDC/DIOXIN TỈNH HÀ GIANG

 

- Kính thưa đoàn chủ tịch

- Kính thưa các đồng chí đại biểu

Trước hết tôi đồng tình nhất trí cao với báo cáo Tổng kết hoạt động của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022 và phương hướng mục tiêu nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022. Tôi xin được phát biểu một số nội dung về hoạt động của Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh Hà Giang như sau:

Cùng với các tỉnh, thành trong cả nước, tỉnh Hà Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng có hàng ngàn thanh niên lên đường vào Nam chiến đấu, trong số đó có gần 4000 người bị nhiễm và phơi nhiễm chất độc hóa học, hiện nay mới có 1.004 nạn nhân được hưởng chế độ chính sách. Trong năm qua Thường trực tỉnh Hội luôn tích cực, nỗ lực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo về công tác vận động xây dựng quỹ và chăm sóc, hỗ trợ cho các đối tượng nạn nhân da cam trên địa bàn tỉnh. Do đó Hội luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tôn giáo và các nhà hảo tâm, tích cực ủng hộ những phần quà có ý nghĩa tặng cho các gia đình nạn nhân da cam. Cụ thể:

Trong 6 tháng đầu năm 2022 Thường trực tỉnh Hội đã chủ động có Thư kêu gọi về vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhóm câu lạc bộ và các nhà hảo tâm trên địa bàn trong và ngoài tỉnh tham gia ủng hộ quà tết Nhâm Dần năm 2022. Đồng thời triển khai Công văn số 68 ngày 28/12/2021 về chỉ đạo các huyện, thành Hội vận động và tổ chức tặng quà tết cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Thường trực tỉnh Hội đã phân công cán bộ trực tiếp đến từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để vận động quà tết. Chỉ đạo các huyện, thành Hội phối hợp chặt chẽ với Văn phòng UBND, Ủy ban Mặt trận tổ quốc, Phòng lao động thương binh và xã hội, Hội cựu chiến binh và Hội chữ thập đỏ thực hiện tốt việc vận động ủng hộ quà tết và tổ chức động viên thăm hỏi tặng quà cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin trên địa bàn trong dịp tết Nguyên Đán 2022.

Vận động Nhóm tình người Sơn Lâm Hà Giang hỗ trợ làm nhà cho 11 gia đình nạn nhân với số tiền là: 660 đồng; hỗ trợ 15 gia đình nạn nhân mua trâu bò giống:  300 triệu đồng; hỗ trợ tiền trợ cấp hàng tháng cho 11 gia đình nạn nhân: 1 triệu/ tháng. Nhóm Công an thành phố Hà Nội hỗ trợ hàng tháng10 gia đình nạn nhân: 300 nghìn/tháng. Các huyện, thành hội vận động ủng hộ quà tết và ủng hộ quỹ nạn nhân với số tiền: 1.456.000.000 đồng.Trong 6 tháng đầu năm 2022 toàn tỉnh vận động được: 3.216.000.000 đồng.

Tóm lại: Trong 6 tháng đầu năm 2022, các cấp Hội ở Hà Giang đều quán triệt thực hiện nghiêm túc Điều lệ, Nghị quyết của Ban chấp hành tỉnh Hội. Tích cực chăm lo xây dựng tổ chức hội vững mạnh, chủ động khắc phục mọi khó khăn, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng làm tốt công tác tuyên truyền Chỉ thị 43 của Ban Bí thư và các chế độ chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam. Tích cực vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh ủng hộ quà tết và phối hợp tổ chức tốt việc thăm hỏi tặng quà cho các nạn nhân trong dịp tết Nguyên Đán Nhâm Dần. Chủ động phối hợp với Nhóm tình người Sơn Lâm Hà Giang triển khai hỗ trợ làm nhà, mua trâu bò giống, hỗ trợ tiền hàng tháng bảo đảm đúng đối tượng theo kế hoạch. Trong 6 tháng đầu năm các đơn vị thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ: huyện Vị Xuyên, Bắc Quang; Quang Bình; Hoàng Su Phì, Quản Bạ, Xín Mần.

Tuy nhiên quá trình hoạt động Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh Hà Giang vẫn còn tồn tại cần phải khắc phục đó là:

Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm chỉ đạo đúng mức đến việc chăm sóc, giúp đỡ, hỗ trợ đối với các nạn nhân da cam.

Công tác tuyên truyền về nạn nhân chất độc da cam của các cấp Hội mặc dù có nhiều cố gắng, song chưa được nhiều, chưa sâu rộng trong quần chúng nhân dân, để làm cho mọi người hiểu nỗi đau da cam để chung tay chăm sóc giúp đỡ. Thực hiện phong trào thi đua “vì nạn nhân chất độc da cam” còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.

Công tác vận động quyên góp xây dựng Quỹ còn chưa linh hoạt, đa dạng và chưa đồng đều giữa các Hội. Hội cấp xã, phường thị trấn thực hiện công tác vận động xây dựng quỹ còn rất khó khăn.

Qua hoạt động thực tế của Hội rút ra bài học kinh nghiệm:

  1. Thứ nhất: Chủ động tham mưu đề xuất cho cấp ủy, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của Hội, tập trung công tác tuyên truyền vận động xây dựng quỹ và chăm sóc giúp đỡ các đối tượng nạn nhân da cam.
  2. Thứ hai: Tranh thủ sự quan tâm ủng hộ giúp đỡ của các cấp, các ngành, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, tôn giáo và toàn thể nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh về ủng hộ xây dựng quỹ và chăm sóc nạn nhân.
  3. Thứ ba: Phải làm tốt công tác vận động tuyên truyền về đường lối của Đảng, Nhà nước đối với nạn nhân chất độc da cam, tác hại của chất độc điôxin đối với môi trường và sức khỏe con người, từ đó khơi dậy mọi tổ chức, cá nhân ủng hộ, giúp đỡ đối với nạn nhân chất độc da cam.
  4. Thứ tư: Cán bộ hội phải là người có trách nhiệm, nhiệt tình, tâm huyết với nạn nhân, phải coi nạn nhân là những người thân của mình, khó khăn đau đớn của họ là khó khăn đau đớn của mình, có như vậy mới không quản khó khăn vất vả, để chăm sóc nạn nhân tốt hơn, nhiều hơn.

Về phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022:

Đề nghị Trung ương Hội: tăng cường hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn trong vận động xây dựng quỹ và hỗ trợ cho nạn nhân da cam. Đồng thời tham mưu cho Đảng và nhà nước quan tâm giải quyết chế độ cho thế hệ thứ 3 và có chế độ kinh phí cho đội ngũ cán bộ làm công tác hội ở cấp xã, phường, thị trấn.

Cuối cùng một lần nữa tôi kính chúc đoàn chủ tịch các đồng chí đại biểu và toàn thể các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc hội nghị thành công tốt đẹp. 

 Trân trọng cảm ơn các đồng chí!

 

 

THAM LUẬN CỦA HỘI NNCĐDC/DIOXIN TỈNH HẢI DƯƠNG 

 

(Đại tá: Vũ Xuân Thu, Chủ tịch Hội NNCĐDC/Dioxin tỉnh Hải Dương)

Kính thưa:   -

                   - Thưa toàn thể các đồng chí tham dự Hội nghị.

Rất vinh dự cho tỉnh hội Hải Dương  được Ban tổ chức cho phép phát  biểu tham luận tại diễn đàn hôm nay.Trước hết xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo Trung ương Hội, Lãnh đạo thay mặt cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ cùng toàn thể các đồng chí lời chào trân trọng, lời kính chúc sức khỏe, gia đình hạnh phúc,  chúc Hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp.

Kính thưa toàn thể Hội nghị:

Hải Dương nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, dân số trên 1,8 triệu người;  diện tích 1.660,9 km2; tổng số 12 đơn vị hành chính ( gồm 2 thành phố, 01 thị xã và 9 huyện). Trong nhiều năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hải Dương tăng trên 8,5% cao hơn bình quân trung của cả nước, từ 2017 Hải Dương là một trong 16 tỉnh thành của cả nước tự chủ về kinh tế và nộp một phần ngân sách về Trung ương. Tình hình ANCT – TTATXH bảo đảm tốt, QP – AN  được giữ vững, giáo dục, văn hóa, xã hội phát triển, đời sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện.

Tuy nhiên hơn hai năm qua do tình hình đại dịch Covid – 19 có tác động không nhỏ đến tình hình thế giới, trong nước nói chung và Hải Dương nói riêng. Trong tất cả các đợt dịch covid – 19 diễn ra ở nước ta thì Hải Dương luôn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất; gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chung của tỉnh cũng như đời sống,  việc làm của người lao động, ảnh hưởng đến chất lượng, hiêụ quả hoạt động của công tác Hội các cấp.

Với tinh thần đoàn kết, tích cực, kiên trì, chủ động, sáng tạo tất cả vì nạn nhân trong hai năm qua hoạt động của Hội NNCĐ DC/Dioxin các cấp trên địa bàn tỉnh có nhiều khởi sắc; từ công tác tổ chức chính sách Hội, công tác tuyên truyền thi đua, công tác vận động nguồn lực, chăm sóc giúp đỡ nạn nhân... được triển khai tích cực, đồng bộ, thống nhất và thu được hiệu quả thiết thực có thể khái quát mấy điểm nổi bật sau:

Ngay từ đầu khóa IV nhiệm kỳ (2019-2024), cán bộ Thường trực tỉnh Hội, Ban chấp hành, Ban Thường vụ nhiều đồng chí mới tham gia công tác Hội, chúng tôi xác định phải bắt tay xây dựng Quy chế làm việc, đồng thời quán triệt và thống nhất triển khai thực hiện thành nền nếp; phát huy tinh thần trách nhiệm, đổi mới sáng tạo và quyết tâm thực hiện đồng bộ, đoàn kết, thống nhất bám sát sự chỉ đạo của Trung ương Hội của UBND tỉnh, đồng thơì phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của tỉnh để triển khai thực hiện các nhiệm vụ.

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961 – 10/8/2021), ngay sau khi có ý kiến chỉ đạo của Trung ương Hội, Thường trực Tỉnh Hội đã chủ động xây dựng các văn bản, tờ trình, kế hoạch báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy cho chủ trương thực hiện đồng thời báo cáo UBND tỉnh các kế hoạch tổ chức thực hiện Kỷ niệm 60 năm ngày thảm họa da cam ở Việt nam trên địa bàn tỉnh. Các kế hoạch triển khai thực hiện được sự chỉ đạo chặt chẽ của UBND tỉnh, MTTQ và các đoàn thể nhân dân: Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh trên hệ thống phát thanh truyền hình từ tỉnh xuống cơ sở, đăng 35 tin bài trên báo, Phát thanh, truyền hình, xây dựng 02 phóng sự nêu bật tội ác của Đế Quốc Mỹ sử dụng chiến tranh hóa học ở Việt Nam, đồng thời tuyên truyền gương ngươi tốt, việc tốt, nạn nhân vượt khó vươn lên..., triển khai hỗ trợ xây nhà Đại đoàn kết cho 50 nạn nhân CĐDC có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nhà ở trị giá 50 triệu động /01 ngôi nhà với tổng số tiền 01 tỷ năm trăm triệu đồng; Vận động xây dựng quỹ Nạn nhân chất động da cam ở cả ba cấp xã, huyện tỉnh được trên 12 tỷ đồng; gặp mặt, động viên, tham hỏi tặng quà cho trên 9000 nạn nhân (100%) trị giá  trên 2 tỷ đồng bao gồm quà Trungương Hội, quà của Tỉnh ủy, UBND, quà của các cấp ủy, chính quyền địa phương và trích quỹ cuả các cấp.

Công tác nghiên cứu khoa học  do TW Hội chỉ đạo ,làm cơ sở đấu tranh công lý và giải quyết chính sách đối với những người có công bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn tỉnh Hải Dương .Chúng tôi  đã chủ động xây dựng kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo, tổ chưc tập huấn, triển khai việc khảo sát, thống kê đối tượng là cháu (F2), chắt (F3) nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn tỉnh, qua hơn 4 tháng triển khai đã tổng hợp, thống kê, báo cáo về Trung ương Hội 538 hồ sơ; được trên đánh giá cao.

Tích cực quan tâm chăm lo đến đội ngũ cán bộ làm công tác hội các cấp, thường xuyên đề xuất kiến nghị với các cơ quan chức năng và lãnh đạo UBND tỉnh về chế độ chính sách cho nạn nhân nói chung và đội ngũ cán bộ Hội nói riêng.

Công tác vận động nguồn lực, chăm sóc giúp đỡ nạn nhân được Thường trực, BCH, Ban Thường vụ tỉnh Hội xác định là một trong những nhiệm vụ trong tâm của Hội nhất là nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh, liệt sỹ 27/7; ngày thảm họa da cam 10/8, Tết nguyên đán hàng năm từ tỉnh Hội xuống cơ sở luôn bám sát thực tế địa phương, chủ động, linh hoạt vừa tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân tạo điều kiện quan tâm cho nạn nhân đồng thời tích cực chủ động sáng tạo triển khai nhiều hình thức vận động nguyồn lực để chăm sóc giúp đỡ nạn nhân. Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022 bằng sự nỗ lực của các cấp Hội toàn tỉnh đã vận động đượng trên 7000 xuất quà bình quân trị giá 500.000đ/xuất cùng vói các nguồn vận động để chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân, với tổng số tiền trị giá trên 12 tỷ đồng. Năm 2021 Hội NNCĐ DC tỉnh Hải Dương vinh dự được nhận khen thưởng của Trung ương Hội trong việc tham gia ủng hộ tin nhắn qua cổng thông tin điện tử, Bằng khen trong Đại Hội thi đua và cờ thi đua xuất sắc năm 2021...

Kính thưa Hội nghị!

Tuy nhiên qua quá trình thực hiện công tác hội của Hội Nạn nhân chất độc da cam Hải Dương chúng tôi thấy còn nhiều bất cập, khó khăn vướng mắc ảnh hưởng đến chất lượng triển khai hoạt động công tác Hội trên nhiều mặt:

Việc nhân thức của cấp ủy, chính quyền địa phương về tổ chức hoạt động của Hội NNCĐ DC có nhiều nơi còn chưa đầy đủ chính vì vậy trong quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.

Dịch bệnh covid 19 ảnh hưởng nặng nề đến mọi hoạt động của xã hội có tác động không nhỏ đến mọi hoạt động của Hội NNCĐ DC các cấp, từ xây dựng tổ chức Hội, tuyên truyền thi đua đến vận động nguồn lực, chăm sóc giúp đỡ nạn nhân đều hạn chế, nó tác động sâu rộng đến đời sống của các tầng lớp nhân dân nói chung và nạn nhân CĐ DC nói riêng nhất là các nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật nhóm người yếu thế trong xã hội...

Kính thưa Hội nghị;  Tại diễn đàn hôm nay, qua quá trình trực tiếp triển khai thực hiện chúng tôi xin đề xuất với Trung ương Hội một số nội dung sau:

1.Hiện nay hàng năm Hội Chữ Thập đỏ từ Trung ương xuống các địa phương khi vận động quỹ nhân dịp lễ, tết đều nồng ghép kết hợp, có phần lấn sân sang Hội Nạn nhân chất độc da cam “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” gây ra sự chồng chéo và khó khăn cho cấp dưới trong triển khai vận động nguồn lực và chăm sóc giúp đỡ nạn nhân...Đề nghị Trung ương Hội có sự thống nhất với Trung ương Hội Chữ thập đỏ rõ ràng nội dung này chánh chồng chéo, triển khai hiệu quả thấp.

  1. Triển khai ký kết chương trình PHHĐ giữa Trung ương Hội CCB,Đoàn thanh niên,sở lao động TB&XH với Trung ương Hội NNCĐ DC khi triển khai xuống dưới cần triển khai đồng bộ song song giữa hai bên xuống dưới và có chương trình, kế hoạch xuống dưới cụ thể để tạo điều kiện cho dưới thực hiện chánh chỉ đạo đơn phương từ một Hội bên dưới khó thực hiện khó khả thi.

Kính thưa Hội nghị trên đây là ý kiến phát biểu của Tỉnh hội Hải Dương thay mặt cho các đồng chí trong Thường trực , xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo, các vị đại biểu luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc hội nghị thành công ../.

Xin trân trọng cảm ơn;

 

 

THAM LUẬN TỈNH HỘI VĨNH PHÚC

Kính thưa các vị Đại biểu khách quý!

Kính thưa Hội nghị!

Tôi rất vinh dự được về dự  buổi gặp mặt, trao đổi công tác Hội các tỉnh phía Bắc tại tỉnh Phú Thọ; cho phép tôi thay mặt Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxiin  tỉnh Vĩnh Phúc gửi tới các vị Đại biểu khách quý cùng  toàn thể Hội nghị lời kính chúc sức khoẻ. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Kính thưa các vị Đại biểu khách quý!

Kính thưa Hội nghị!

Hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hình thành và mở rộng mạng lưới của Hội. Nên ngay từ khi mới thành lập Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai ngay các thủ tục cần thiết tổ chức đại Hội thành lập các Hội cấp dưới.

Đến tháng 8/2011 đã hoàn thành công tác xây dựng Hội cấp huyện và cơ sở  với 9/9 cấp huyện thành Hội, 135/136 Hội cơ sở và đến nay có 7802 người.            

- Tổng số nạn nhân đến tháng 12/2021 là 7.067 người. Trong đó nạn nhân trực tiếp 5.260 người; Nạn nhân gián tiếp1.807 người. Đi đôi với công tác xây dựng phát triển hội, Hội đã rất coi trọng việc kiện toàn bố trí, phân công sắp xếp đội ngũ cán bộ làm công tác Hội phù hợp với khả năng, trình độ chuyên môn của từng người, kịp thời thay thế và bổ sung những cán bộ không đủ sức khỏe.

  1. Công tác xây dựng tổ chức Hội:

Để Hội hoạt động thường xuyên, chất lượng và có hiệu quả Hội đã tiến hành các nội dung sau

  1. a) Xây dựng được qui chế hoạt động:

Sau khi được thành lập, Hội xây dựng được qui chế hoạt động của Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra.

  1. b) Thường xuyên kiện toàn tổ chức Hội các cấp cả về số lượng và chất lượng.

- Về số lượng: Hội hết sức chú trọng đến bộ máy tham mưu là Thường trực, Thường vụ.

- Về chất lượng: Xác định yếu tố cán bộ là quyết định các hoạt động của Hội, Hội chọn những đ/c có tâm huyết, có tầm, có trách nhiệm cao, dám nghĩ, dám làm. Đã làm công tác Hội cần phải tận tụy, hết lòng vì nạn nhân da cam.

- Thực hiện nguyên tắc: Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách do đó các cấp Hội đã có văn bản phân công trong Thường trực, Thường vụ cho từng đồng chí theo dõi, phụ trách và chịu trách nhiệm mảng công tác được phân công.

  1. c) Bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng kinh nghiệm công tác Hội cho cán bộ:

 Đã tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng công tác Hội cho 100% cán bộ Hội cấp huyện, thành phố; các Hội huyện,thành phố.

Tài liệu tập huấn được cấp 100%đếnHội cấp huyện, thành phố và cơ sở.

  1. Công tác vận động quỹ và chăm sóc giúp đỡ nạn nhân:

Hội xác định công tác vận động quyên góp và tập trung nguồn lực gây quỹ có ý nghĩa quyết định hiệu quả chất lượng đối với  việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nạn nhân da cam, thực tế cho thấy chỉ có thể chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân da cam ngày càng tốt hơn khi Hội vận động quyên góp gây quỹ được nhiều; ý thức được điều đó nên Hội đặc biệt quan tâm đến công tác này. Đã áp dụng nhiều hình thức vận động quyên góp như: Gửi thư của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh để kêu gọi ủng hộ; trực tiếp đến các doanh nghiệp để vận động quyên góp…

* Làm tốt công tác tuyên truyền vận động:

Từ tháng 7/2010 đến năm 2017, Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh đã phối hợp với Đài PTTH Vĩnh Phúc mở chuyên mục “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”, “ Tấm lòng nhân ái”  được phát sóng mỗi tháng 4 lần với thời lượng từ 5 đến 7 phút. Nội dung chuyên mục luôn được đổi mới phù hợp nên đã chuyền tải được nhiêu thông tin bổ ích, giúp người xem hiểu rõ hơn về hoàn cảnh và đời sống thực tế của nạn nhân da cam qua đó kêu gọi các nhà hảo tâm trong và ngoài nước giúp đỡ nạn nhân da cam.

- Giới thiệu địa chỉ gia đình nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cho cơ quan, doanh nghiệp phụng dưỡng lâu dài….

- Khảo sát, điều tra trợ giúp các gia đình nạn nhân cần được giúp đỡ như: Làm nhà mới, sửa nhà, vay vốn phát triển sản xuất….

Hội đã làm tốt công tác vinh danh cho các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm thường xuyên đồng hành cùng nạn nhân hoặc có số lượng giúp đỡ nạn nhân chất độc  da cam kịp thời. Là cầu nối đưa họ đến trao trực tiếp cho các nạn nhân da cam.

Từ năm 2018, thực hiện Đề án 01 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Vĩnh Phúc sáp nhập về Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Phúc, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng các cấp Hội vẫn luôn cố gắng hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra.

Từ đầu năm đến nay toàn tỉnh đã vận động, chăm sóc. Giúp đỡ nạn nhân da cam được: 3231 suất quà, trị giá 1.030.120.000 đồng; Hỗ trợ đột xuất 02 gia đình nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về bệnh tật trị giá 5.000.000đ, tặng 11 xe lăn.

Trên đây là những kinh nghiệm về xây dựng tổ chức Hội và chăm sóc giúp đỡ nạn nhân da cam của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Vĩnh Phúc kể từ ngày thành lập đến nay, xin được chia sẻ. Qua Hội nghị này tỉnh hội Vĩnh Phúc xin được học tập nhiều hơn nữa các tỉnh bạn để Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Vĩnh Phúc ngày một hoàn thiện hơn.

Cuối cùng xin kính chúc các vị đại biểu và toàn thể Hội nghị mạnh khoẻ - Hạnh phúc và thành công.

Xin trân trọng cảm ơn!

HỘI NNCĐDC/DIOXIN TỈNH YÊN BÁI

Tham luận - Trao đổi kinh nghiệm hoạt động công tác Hội tại Hội nghị 26 tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ XI  năm 2022  tại tỉnh Phú Thọ

          

Kính thưa :    -Các quý vị Đại biểu –Khách quý

Tỉnh hội Yên Bái xin phát biểu tham luận hội nghị  nội dung chính về triển khai thực hiện Chỉ thị số 43/CT-TW ngày 14/5/2015 của Ban Bí thư  về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến  tranh ở Việt Nam.

Kết quả những  năm qua đưa Chỉ thị vào triển khai thực hiện công tác hoạt động xây dựng tổ chức Hội, chăm sóc giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/đioxin của tỉnh Yên Bái.

  1. Đặc điểm chung tỉnh Hội Yên Bái

Hội nạn nhân chất độc da cam/đio xin tỉnh Yên Bái được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh Uỷ, HĐND,UBDN, UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các cơ quan chức năng. Ngày 21/11/2014 tổ chức Đại hội thành lập Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh Yên Bái.

(Các huyện, thị, thành phố và các cơ sở xã, phường, thị trấn năm 2015-2016 chưa có tổ chức Hội)

Trong tỉnh có trên 1350 nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học,đang hưởng chính sách, cư trú phân tán trên 135 Xã, Phường, Thị trấn.

Thường trực tỉnh Hội vào hoạt động công tác tới nay được  trên 7 năm về kết quả và  kinh nghiệm, hoạt động công tác Hội còn nhiều khó khăn.Tuy vậy thay mặt Thường trực tỉnh hội xin trình bày  Tham luận, với hội nghị những kết quả về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 43 của Ban Bí thư là hết sức quan trọng, với mục tiêu là hướng tới xây dựng  các cấp Hội, hoạt động vững mạnh,chăm sóc giúp đỡ người có công, nạn nhân chất độc da cam vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng

  1. Kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 43 của tỉnh Yên Bái.

 1.Thường trực tỉnh Hội chủ động tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tham mưu, đề xuất bằng văn bản, kế hoạch với cấp Uỷ, Chính quyền về  Chỉ thị số 43 của Ban Bí thư và Hướng dẫn số 144/HD-TWH ngày 14/7/2015 của Trung ương Hội về việc triển khai thực hiện chỉ thị .Xác định Chỉ thị 43 của Ban Bí thư là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài, cần được triển khai nghiêm túc và hiệu quả, tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao trách nhiệm cho các cấp Uỷ đảng, Chính quyền,Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể chính trị-xã hội, cán bộ, Đảng viên, các tầng lớp nhân dân, cán bộ các cấp Hội thực hiện hiệu quả về chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học cho người có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học .

a/Tỉnh ủy Yên Bái  ban hành : các văn bản triển khai thực hiện Chỉ thị số 43

-Ngày 29/5/2015 công văn số 1658-CV/TU của tỉnh Uỷ ban hành .

 yêu cầu thực hiện:

- Các Huyện, Thị, Thành ủy, Đảng ủy, các Ban cán sự đảng, đoàn trực thuộc  Tỉnh ủy phổ biến quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm  túc Chỉ thị 43

-Ban cán sự đảng Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin các cấp, tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động. Đề xuất chính sách phù hợp với người làm việc tại hội nạn nhân chát độc da cam các cấp .

- Ban tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo tuyên truyền sâu rộng nội dung  Chỉ thị, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, đối với việc khắc phục hậu quả thảm họa da cam, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia chăm sóc giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam.

-  Ban dân vận tỉnh Uỷ tổ chức  hội nghị trực tuyến của Ban dân vận Trung ương với 63 Tỉnh, Thành quán triệt Chỉ thị 43. Các cấp Uỷ, Chính quyền, MTTQ, các Sở, Ban, ngành, Đoàn thể triển khai phổ biến, quán triệt nội dung Chỉ thị, đến toàn thể cán bộ, Đảng viên, trong hệ thống tổ chức, tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao trách nhiệm và đề ra biện pháp tăng cường phối hợp, giúp đỡ Hội nạn nhân chất độc da cam trong các hoạt động công tác, qua đó tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân, tham gia chăm sóc giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn tỉnh .

- Kết luận của  đồng chí Bí thư tỉnh Uỷ và đoàn công tác làm việc với Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh, kết luận về định hướng hoạt động công tác Hội trong thời gian tới. Đồng ý chủ trương thành lập Hội nạn nhân chất độc da cam/đio xin cấp Huyện, thành lập các Chi hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin cấp Xã, Phường, thị trấn trực thuộc Hội nạn nhân chất độc da cam/đio xin  cấp huyện, hỗ trợ các chính sách cho các đối tượng là hộ nghèo làm nhà,đào tạo nghề nông nghiệp. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các cơ quan liên quan phát động gây quỹ và thành lập quỹ theo quy định .                                                                              2

b/Uỷ ban nhân dân tỉnh : Ban hành Công văn số 2315/UBND-VX ngày 14/10/2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 43,  chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin đề xuất việc kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ hội NNCĐDC caaos huyện và chế độ chính sách đối với cán bộ làm việc tại cơ quan Hội theo quy định của pháp luật .

Triển khai thực hiện Thông báo số 217-TB/TW của Ban Bí thư về kỷ niệm 55 Thảm họa da cam ở Việt Nam

-Thường trục tỉnh Uỷ ban hành công văn số 54/CV/TU về quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiệnThông báo số 217-TB/TW của Ban Bí thư, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch  về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 55 thảm họa da cam ở Việt Nam, ngày hành động vì nạn nhân chất độc da cam, tổ chức triển khai các hoạt động tại tỉnh. Tổ chức trao tặng quà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn toàn tỉnh.

 (Những văn bản chủ trương, định hướng và kết luận của tỉnh Uỷ, UBND tỉnh trên là  cơ sở thuận lợi để Ban chấp hành tỉnh Hội tiến hành các thủ tục  xin thành lập các cấp Hội)                                       

III. Quan tâm của tỉnh Uỷ, UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh và các cơ quan chức năng trong  lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 43 với kết quả công tác hoạt động xây dựng tổ chức Hội, chăm sóc giúp đỡ nạn nhân chất độc hóa học trên địa ban tỉnh. Trong những  năm qua với Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh

         1.Công tác xây dựng thành lập các cấp Hội  năm  2016.

Chỉ thị 43/CT-TW ngày 14/5/2015 của Ban Bí thư,văn bản của tỉnh Uỷ,UBND tỉnh, các cơ quan chức năng, đồng ý  chủ trương thành lập Hội cấp Huyện, Thị xã, Thành phố, là cơ sở Hội nạn nhân  chất độc da cam tỉnh triển khai các biện pháp  .

-Triển khai hội nghị  Ban chấp hành tỉnh Hội 6 tháng cuối  năm 2015, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội giao cho Thường trực tỉnh Hội chủ  động  triển khai thực hiện Phối hợp hội CCB, Phòng lao động -Thương binh- Xã hội  các địa phương trong tỉnh, khảo sát nắm tình hình người có công, nạn nhân chất độc da cam về tâm tư nguyện vọng, số lượng nạn nhân tại các Xã, Phường, Thị trấn để xây dựng văn bản, kế hoạch báo cáo cơ quan chức năng xin thành lập  7 Huyện, Thị, Thành Hội  làm việc trực tiếp với cơ quan chức năng  Sở Nội vụ , tham mưu đề xuất  Lãnh đạo tỉnh về thành lập cấp Huyện, Thị, Thành Hội. Phấn đấu trong năm 2016 phải Đại hội thành lập được 7 Huyện Hội .

- Biện pháp tổ chức triển khai  tập huấn cho trên120 cán bộ,dự kiến tham gia  làm công tác Hội cấp Huyện, Xã, Phường, Thị trấn, nội dung  quán triệt  tuyên truyền triển khai thực hiện Chỉ thị 43 của Ban Bí thư, phổ biến hướng dẫn làm hồ sơ thủ tục xin thành lập Ban vận động,                                                                  3

phối hợp các cơ quan liên quan cùng cấp hướng dẫn lập hồ sơ xin thành lấp Hội cấp huyện, thị, thành phố theo quy định trình lãnh đạo UBND tỉnh Quyết định cho phép thành lập cấp huyện Hội, quý III năm 2016 UBND  tỉnh Quyết định  cho phép thành lập 7 huyện Hội trong tỉnh Yên Bái .

- Tổ chức Đại hội thành lập các huyện Hội, thành lập Chi hội, kết nạp hội viên.                                                       

qúy IV  năm 2016  được sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo và  cơ quan liên quan của các địa phương. Tổ chức Đại hội 7 Huyện,Thị, Thành Hội  theo kế hoạch và chương  trình Đại hội, đạt kết quả  thành công tốt đẹp.

- Cho đến nay Thường trực  các Huyện, Thị, Thành Hội đã thành lập được 68 Chi hội các Xã, Phường, Thị trấn trực thuộc,kết nạp đước trên 1800 hội viên hoạt động hiệu quả, tạo được  niềm tin uy tín với cấp Uỷ, Chính quyền và nhân dân  địa phương tích cực  tham gia công tác hoạt động với các cuộc vận động và các phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”công tác thi đua chăm sóc giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam tại các  địa phương .

2.Chính sách đối với cán bộ làm việc tại cơ quan Hội

- Được sự quan tâm của cấp Uỷ, Chính quyền và các cơ quan chức năng, về chính sách đối với cán bộ làm công tác Hội. Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh, được UBND tỉnh  Quyết định cộng nhận bổ sung Hội có tính chất đặc thù hoạt động tại tỉnh Yên Bái, tỉnh Hội được bố trí trụ sở làm việc trên 300m2 và mua sắm trang bị văn phòng làm việc của Thường trực Hội.

- Với 7 Huyện, Thị, Thành  Hội chưa được công nhận là Hội đặc thù, hiện nay 4 huyện Hội đã có trụ sở làm việc. Nhưng còn khó khăn cán bộ phần lớn tuổi cao, khó khăn cập nhật sử dụng máy vi tính soạn thảo các văn bản, thiếu  trang bị văn phòng làm việc.

-Ngân sách địa phương hỗ trợ Hội đặc thù cho tỉnh Hội  hoạt động công tác Hội, mua sắm và Đào tạo nghề trên 1,956 tỷ đồng. các huyện Hội được hỗ trợ công tác hoạt động mỗi huyện Hội 20 triệu đồng/ năm.

3.Quan tâm của cấp Uỷ, Chính quyền các cấp  triển khai thực hiện Chỉ thị về công tác chăm sóc, giúp đỡ  nạn nhân chất độc da cam trong tỉnh.

- Cấp Uỷ, Chính quyền các cấp  quan tâm giải quyết những khó khăn với người có công, nạn nhân chất độc da cam và thực hiện đầy đủ chế độ chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước theo quy định. 

- Thực hiện Quyết định số 408/QĐ-BLĐ ngày 20/3/2017, của  Bộ LĐTBXH và kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 25/3/2017, của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái, giải quyết hồ sơ tồn đọng, xác nhận người có công trên địa bàn tỉnh, giải quyết xác nhận được trên 50 đối tượng,, giới thiệu Hội đồng giám định y khoa 31 đối tượng.

- Thực hiện thông báo ý kiến của đồng chí Thường trực Ban Bí thư số 12440-CV/VPTW ngày 1/7/2020 của Ban Bí thư ,

- Về các hoạt động kỷ niệm 60 thảm họa da cam Việt Nam Thông báo kết luận của Thường trực Tỉnh uỷ, kế hoạch của Uỷ Ban nhân dân tỉnh tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo UBND  tỉnh, tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà nhân dịp kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam trên địa bàn tỉnh Yên Bái.         

- Tổ chức các hoạt động gặp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh- Liệt sỹ ngày 27/7/1947-27/7/2022 tổ chức gặp mặt,động viên, thăm hỏi, tặng quà cho  Thương binh, bệnh binh, gia đinh Liệt sỹ, mẹ Việt Nam anh hùng, (tặng quà cho 100% người tham gia kháng chiến và con đẻ người kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, kỷ niệm 61 năm thảm họa da cam ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trị giá trên 350.000.000 đồng), tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà các ngày lễ tết, cho trên 13.500 lượt đối tượng người có công  trên địa bàn tỉnh Yên Bái.Bằng nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn xã hội hóa do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh vận động trên 2,2 tỷ đồng .

- Tổ chức hội nghị “Vinh danh những tấm lòng nhân hậu” động viên người chăm sóc, nuôi dưỡng người có công, nạn nhân chất độc da cam năm 2017 tạo được vị thế, uy tín với cấp ủy,chính quyền, nhân dân các địa phương  trong tỉnh.  

- Hỗ trợ làm nhà mới 43 nhà cho nạn nhân nghèo, khó khăn về nhà ở, bằng các nguồn xã hội hóa trị giá trên 1,839 tỷ đồng.  (Đặc biệt năm 2020 được sự quan tâm của tỉnh Ủy,UBND,UBMTTQ tỉnh huy động từ nhiều nguồn hõ trợ, Ngân sách tỉnh, vận động xã hội hóa,Qũy vì người nghèo,Qũy  “Đền ơn đáp nghĩa” làm nhà cho người có công với cách mạng, người bị nhiễm chất độc da cam khó khăn về nhà ở làm 427 nhà với số tiền 13.720.000.000 đồng“trong đó có 20 hộ NNCĐDC”

- Hỗ trợ điều trị bệnh cho trên 151 nạn nhân bệnh nặng, hoàn cảnh khó khăn,trên 151 triệu đồng. Hỗ trợ cho vay vốn phát triển sản  xuất, chăn nuôi trên 100 triệu đồng.

- Tổ chức Xông hơi, giải độc được Ngân sách hỗ trợ cho 62 nạn nhân chất độc da cam tham gia trên 300 triệu đồng. Đón 03 nạn nhân thuộc thế hẹ thứ 2 con của người kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học trên 81% về Trung tâm công tác xã hội, bảo trợ xã hội nuôi dưỡng lâu dài.

- Thực hiện Quyết định Đào tạo nghề từ nguồn ngân sách địa phương , tuyển sinh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nạn nhân chất độc da cam bị khuyết tật. Trong 4 năm 2016-2020  mở 6 lớp đào tạo nghề cho trên 200 lao động  thuộc đối tượng chính sách, trên 270 triệu đồng .

- Phối hợp thực hiện chế độ cho 100% nạn nhân chất độc da cam dược cấp thẻ bảo hiểm y tế, nhận trợ cấp ưu đãi hàng tháng đúng quy định, bảo đảm chế độ hàng năm Điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho trên 230 lượt nạn nhân.                        

Phối hợp các tổ chức Hội từ thiện, các bệnh viện địa phương khám bệnh cấp thuốc miễn phí cho người có công,nạn nhân chất đọc da cam cho trên 250 nạn nhân.

4.Công tác vận động nguồn, chăm sóc giúp đỡ  nạn nhân chất độc da cam,

- Xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt trú trọng của các cấp Hội trong tỉnh. Được sự quan tâm giúp đỡ của cấp Uỷ, Chính quyền, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, các Sở, Ban, Ngành,các doang nghiệp tuyên truyền vận động các nguồn lực xã hội của các cấp Hội được trên 5 tỷ đồng thăm hỏi tặng quà, giúp đỡ nạn nhân bằng nhiều hình thức .Hiện nay với địa phương  kinh tế còn nghèo, khó khăn công tác vận động nguồn lực còn rất khó khăn.

  1. Triển khai thực hiện Chỉ thị số 43 về Công tác thi đua khen thưởng .

Phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị số 43, trên cổng thông tin đại chúng, Báo địa phương, Tạp chí da cam Việt Nam về công tác hoạt động xây dựng các tổ chức Hội vững mạnh, phát huy bản chất truyền thống bộ đội Cụ Hồ, truyền thống “Đại đoàn kết toàn dân tộc”, hưởng ứng các phong trào thi đua khen thưởng của địa phương “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Trong 5 năm qua cấp Uỷ, Chính quyền địa phương và Hội nạn nhân chất độc da cam cấp tỉnh đã Quyết định trao tặng khen thưởng cho trên 90 tập thể và cá nhân có nhiều thành tích thực hiện Chỉ thị 43 của Ban Bí thư .

  1. Tham luận của tỉnh Hội Yên Bái, với vai trò của Thương trực và kinh nghiệm trong công tác hoạt động xây dựng Hội
  2. Vai trò quan trọng của Thường trực điều hành công tác hoạt động Hội

- Vai trò quan trọng của Thường trực Hội, là thay mặt Ban chấp hành , Ban thường vụ Hội triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội, phương hướng nhiệm vụ Hội  hàng năm thông qua  Ban chấp hành triển khai thực hiện.

- Vai trò Thường trực Hội là cơ quan hoạch định kế hoạch, tích cực chủ động tham mưu, đề xuất với cấp Ủy, Chính quyền, các cơ quan chức năng và Ban chấp hành Hội, quan hệ đối nội, đối ngoại, sử lý các công việc liên quan, xử lý thông tin, về công tác hoạt động Hội .

- Thường trực Hội thực hiện đoàn kết, thống nhất, nhiệt tình, tâm huyết,phát huy trách nhiệm, năng động, sáng tạo, có tâm trong xây dựng tổ chức Hội, tích cực chủ động  phối hợp với các cơ quan, Ban, Ngành, đoàn thể vận động kêu gọi tài trợ  chăm sóc giúp đỡ nạn nhân, tham gia tuyên truyền góp thêm tiếng nói cùng Trung ương Hội và cả nước đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân.

- Phát huy vai trò của Thường trực Hội điều hành các hoạt động của Hội, là yếu tố rất quan trọng .Điều hành các  hoạt động theo kế hoạch nhiệm kỳ và hàng năm đề ra :

B/ Tham luận kinh nghiệm trong công tác hoạt động xây dựng Hội                         

Trong thời gian qua công tác hoạt động xây dựng củng cố kiện toàn, bộ máy hoạt động của cán bộ Hội. Tỉnh hội Yên Bái trao đổi một số kinh nghiệm sau:

- Hàng năm Trung ương Hội hướng dẫn  triển khai Nghị Quyết của Ban chấp hành Trung ương Hội nạn nhân chất độc da cam, Kế hoạch chỉ đạo tổ chức thực hiện để các tỉnh, thành hội làm cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động Hội, tham mưu, đề xuất với cấp Uỷ, Chính quyền cùng cấp phê duyệt tổ chức thực hiện.  

- Công tác hoạt động Hội, phải được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp Uỷ, Chính quyền cùng cấp, sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan chức năng,cơ quan liên quan là vấn đề rất quan trọng.        

- Thường trực tỉnh Hội tích cực, chủ động tham mưu và phối hợp chặt chẽ với  các cơ quan chức năng giúp đỡ, tạo điều kiện về công tác hoạt động Hội.

- Thường trực Hội phải giành thời gian nghiên cứu kỹ các văn bản liên quan, Nghị định,Thông tư hướng dẫn,các kế hoạch chỉ đạo của Trung ương Hội, làm căn cứ xác định nhiệm vụ trọng tâm, tham mưu đề xuất, ý kiến, kiến nghị đúng nội dung yêu cầu và không ngừng nghiên cứu, học hỏi, giao lưu, nâng cao năng lực hiệu quả công tác Hội  .

- Luôn chủ động tích cực quan hệ tốt với cấp Uỷ, Chính quyền phối hợp các với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội,  liên quan các hoạt động của Hội.Tham gia  tuyên truyền hoạt động các phong trào thi đua của địa phương và những hoạt động liên quan tới nội dung, chức năng, nhiệm vụ Hội, tạo niền tin, uy tín, vị thế với cấp Uỷ, Chính quyền, nhân dân.(Tổ chức các hội nghị phong trào thi đua hành động vì nạn nhân chất độc da cam, vinh danh những tấm lòng nhan hậu. v..v)

- Cán bộ Thường trực phải có tâm huyết , trách nhiệm, năng động, cần  có sức khỏe tham gia làm  công tác Hội, có tầm nhìn xa, có năng lực tham mưu, đề xuất, có kiến thức nhất định về công tác quản lý nhà nước. Có kinh nghiệm hoạt động công tác xã hội,.Biết phát huy sức mạnh tập thể, có tinh thần đoàn kết tốt. Các công tác hoạt động Hội luôn hướng tới    (Vì nạn nhân chất độc da cam )

- Cần nghiên cứu lựa chọn cán bộ đủ yếu tố khả năng, tham gia Ban chấp hành, Ban thường vụ, Thường trực Hội các cấp, công tác hoạt động hiệu quả.  ( Vì hiện nay cán bộ  phần lớn nghỉ  hưu, nghỉ công tác, tuổi cao, sức yếu, bệnh tật tham gia làm công tác Hội, khó khăn đi cơ sở nắm tình hình, kiểm tra và mối quan hệ ).

  1. Kiến nghị và đề xuất với Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành Trung ương, Địa phương

Kiến nghị:

- Không sáp nhập các cấp Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin ở các địa phương trong toàn Quốc, vì thực hiện Chỉ thị số 43 của Ban Bí thư  đã ban hành có tính quan trọng và lâu dài, để giải quyết khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dung trong chiến tranh ở Việt Nam. Hội có chức năng nhiệm vụ vận động các nguồn lực xã hội chăm sóc giúp đỡ nạn nhân và  đại diện duy nhất cho các nạn nhân lâu dài, kiên trì đấu tranh đòi công lý .

- Người tham gia làm công tác Hội hiện tuổi cao, sức yếu, chưa được công nhận là Hội đặc thù cần nghiên cứu chính sách phù hợp hỗ trợ, động viên để họ làm tốt công tác giúp cho các cấp Uỷ, Chính  quyền về thực hiện nhiệm vụ chính trị, tuyên  truyền, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước cho thế hệ trẻ,, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người có công,, chăm sóc giúp đỡ người có công, nạn nhân chất độc hóa học ở vùng sâu, vùng xa của địa phương .

      - Sớm ban hành chính sách đối với người bị nhiễm chất độc hóa học thế hệ thứ 3 (Thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư). Cần có Trung tâm nuôi dưỡng lâu dài cho nạn nhân tuổi cao cô đơn và thế hệ thứ 2,3 khi cha, mẹ bệnh tật qua đời không nơi nương tựa

- Quyết định số 09 của Bộ y tế quy định 17 danh mục bệnh tật hưởng chinh sách,hiện có những người chưa phù hợp với điều kiện danh mục bệnh được hưởng cần nghiên cứu bổ sung các danh mục các loại bệnh, có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học. Đặc biệt là người tham gia kháng chiến .  

Trên đây là nội dung phát biểu tham luận của tỉnh Hội Yên Bái  trong Hội nghị lần thứ XI tại tỉnh Phú Thọ. Chúc các quý vị Đại biểu, khách quý mạnh khỏe, hạnh phúc chúc Hội nghị thành công tốt đẹp .

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Banne2Banne1

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Chưa có bài viết nào trong mục này

HỘI NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN PHÚ THỌ

Số 381A đường Tiên Dung phường Tiên Cát thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ

Điện thoại/fax: 02103815032. Email: phutho@vava.vn

Chủ tịch: PHẠM NGỌC QUỲNH Phó chủ tịch: NGUYỄN VĂN SẢN Chánh văn phòng: PHẠM VĂN ĐƯỢC