Đang truy cập: 8
Trong ngày: 181
Trong tuần: 613
Lượt truy cập: 268781

PHẠM NGỌC QUỲNH...

Phạm Ngọc Quỳnh

Phát huy truyền thống đoàn kết, nghĩa tình, trách nhiệm; làm tốt công tác chăm sóc nạn nhân chất độc da cam/dioxin

            Quán triệt và thực hiện Chỉ thị 42 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, những năm qua,  Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin (NNCĐDC/DIOXIN) tỉnh Phú Thọ đã tham mưu giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam". Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự vào cuộc của hệ thống chính trị và cộng đồng, công tác xây dựng tổ chức Hội và chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC/DIOXIN ở tỉnh Phú Thọ có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các cấp Hội đã phát huy tính chủ động, làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể; tăng cường sự phối hợp xây dựng và củng cố tổ chức Hội; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân hưởng ứng phong trào ủng hộ, chăm sóc, giúp đỡ các nạn nhân. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống tổ chức các cấp của Hội với 271 chi hội cấp xã, phường, thị trấn; 13 hội cấp huyện; số lượng hội viên tăng từ 4.383 người (năm 2012) lên 6.412 người (năm 2017).

            Cùng với phát triển tổ chức, Hội cấp tỉnh và cấp huyện đã được chính quyền hỗ trợ về nhân lực, tài chính, có trụ sở làm việc của cơ quan thường trực. Phần đông cán bộ chuyên trách Hội là thương binh, bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam/dioxin... Mặc dù thù lao rất thấp, hoặc chưa có chế độ gì nhưng nhiều cán bộ Hội vẫn phát huy tinh thần "đoàn kết, nghĩa tình, trách nhiệm", là nòng cốt đưa hoạt động của Hội ngày càng đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả cao, có sức lan tỏa trong cộng đồng.

            Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 17 nghìn người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm và nghi phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin do Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Trong số 7.738 nạn nhân (4.400 đối tượng trực tiếp, 3.318 đối tượng gián tiếp) được hưởng trợ cấp hàng tháng; có 104 người mất khả năng lao động từ 81% trở lên, 1.128 hộ có 2 nạn nhân, 83 hộ có 3 nạn nhân, 33 hộ có 4 nạn nhân, 9 hộ có 5 nạn nhân trở lên. Theo số liệu khảo sát mới nhất, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 200 nạn nhân thế hệ thứ ba chưa có chế độ trợ cấp, gần 200 gia đình nạn nhân cần được giúp đỡ về nhà ở. Sau khi chuyển Quỹ Bảo trợ NNCĐDC/DIOXIN từ Hội Chữ thập đỏ về Hội NNCĐDC/DIOXIN tỉnh quản lý với tên gọi mới là Quỹ NNCĐDC/DIOXIN tỉnh Phú Thọ; công tác vận động xây dựng và quản lý, sử dụng quỹ thuận lợi và hiệu quả hơn. Các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở đã nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền đối với hoạt động của Hội; sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ, nhân viên, công nhân, lao động ở nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; các gia đình, cá nhân hảo tâm ủng hộ NNCĐDC/DIOXIN.img_0004

            Trong 5 năm (2012-2017), Hội NNCĐDC/DIOXIN tỉnh Phú Thọ đã vận động ủng hộ Quỹ hội được 7,4 tỷ đồng (Hội tỉnh 3,3 tỷ đồng, Hội cấp huyện 4,1 tỷ đồng); Hội NNCĐDC/DIOXIN thành phố Việt Trì và các huyện Hạ Hòa, Thanh Sơn, Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Thủy... tích cực vận động để mỗi nơi có được nguồn quỹ từ 100- 400 triệu đồng, trực tiếp giúp đỡ các nạn nhân thông qua các hình thức như tặng học bổng, mua xe lăn, xây dựng nhà tình nghĩa; cho vay vốn không lãi suất để giải quyết khó khăn và đầu tư phát triển kinh tế, góp phần ổn định cuộc sống. Rất nhiều chi hội cấp xã có nguồn quỹ từ hàng chục triệu đồng trở lên... Hàng năm, Hội đã phối hợp với các cấp chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, nhà hảo tâm thường xuyên tổ chức các đợt khám bệnh, cấp thuốc; thăm hỏi, tặng quà cho các nạn nhân. Đã có hàng chục nghìn suất quà với tổng trị giá hơn 14 tỷ đồng dành tặng các nạn nhân vào các ngày kỷ niệm, lễ tết; hoặc sau các đợt thiên tai hàng năm; hỗ trợ đột xuất, hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ làm nhà ở cho hàng trăm lượt gia đình có NNCĐDC/DIOXIN... Có sự động viên, giúp đỡ, chăm sóc của Hội và cộng đồng, các nạn nhân chất độc da cam/dioxin vợi bớt nỗi đau thể xác và tinh thần, đời sống có phần cải thiện.

            Tại Đại hội Hội NNCĐDC/DIOXIN tỉnh Phú Thọ lần thứ III, nhiệm kỳ 2017-2022, trong bài phát biểu quan trọng, đồng trí Bùi Văn Quang - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy chỉ rõ: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác Hội còn gặp một số khó khăn đó là: Việc tuyên truyền, n©ng cao nhËn thøc céng ®ång và sù phèi hîp víi c¸c cơ quan liên quan trong công tác khắc phục hậu quả thảm họa da cam chưa thường xuyên và cßn h¹n chÕ. Công tác vận động ủng hộ giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam chưa có nhiều  hình thức phong phú; một số cán bộ chuyên trách Hội cấp huyện năng lực và kinh nghiệm công tác còn hạn chế, còn có tư tưởng chờ sự hỗ trợ của chính quyền và Tỉnh Hội. Một sè cơ quan, đơn vị và nhân dân nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của Hội chưa đầy đủ. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số huyện, thành, thị đối với công tác Hội, có lúc, có nơi chưa được quan tâm đúng mức; nhiều hội cấp huyện chưa vận động được sự ủng hộ giúp đỡ nạn nhân.

            Đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy khẳng định: "Việc giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ gây ra trong chiến tranh ở Việt Nam là vấn đề vừa lâu dài, vừa quan trọng và cấp bách. Chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam là lương tâm và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; của các cấp, các ngành và toàn xã hội". Từ đó, đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức Hội NNCĐDC/Dioxin của tỉnh tập trung vào một số việc như sau:

     Một là, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của câp ủy, chính quyền các câp trong việc giải quyết hậu quả chất độc da cam; đồng thời thực hiện tốt Chỉ thị số: 43- CT/W ngày 14/5/2015 của Ban Bí thư TW Đảng và Chỉ thị số 27- CT/TU ngày 20/7/2015 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân, các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn thảm họa da cam và tác hại của thảm họa da cam đối với con người và môi trường Việt Nam, vận động nhân dân hưởng ứng phong trào “ Hành động vì nạn nhân CĐDC”.

Hai là, tích cực tham gia chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam bằng những hành động và việc làm cụ thể, thiết thực, với tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm cao nhất; đồng thời kiên trì và kiên quyết đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân CĐDC Việt Nam, với những hình thức, và bước đi phù hợp với đường lối, chủ trương đối ngoại của Đảng, Nhà nước.

Ba là, tập trung xây dựng , củng cố tổ chức Hội vững mạnh, phát huy vai trò tích cực của Hội, tạo điều kiện thuận lợi cho Hội hoạt động theo đúng mục đích, tôn chỉ, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của một tổ chức- xã hội đặc thù. Phát huy hơn nữa tính năng động, sáng tạo và chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền về chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội; phối hợp với các tổ chức có liên quan để thực hiện chương trình, kế hoạch đã đề ra. Nắm vững bản chât công tác Hội là công tác vận động quần chúng, tư tưởng xuyên suốt chỉ đạo công tác Hội là “Đoàn kết – Nghĩa tình – Trách nhiệm – Vì nạn nhân chất độc da cam”. Đặt lên hàng đầu công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân và gia đình nạn nhân, coi đó là thước đo chủ yếu đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội.

Bốn là, công tác vận động, ủng hộ, giúp đỡ nạn nhân phải được tiến hành thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phong phú. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học, huy động toàn dân tham gia chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. Phổ biến, nhân rộng những mô hình chăm sóc nạn nhân có hiệu quả, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, phong tục tập quán của địa phương. Tổ chức tri ân những tấm lòng vàng vì nạn nhân và cổ vũ những gương nạn nhân chất độc da cam tự tin, vượt khó vươn lên trong cuộc sống. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam, không để xảy ra thiếu sót, tiêu cực.

Đồng thời, đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy kêu gọi các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tiếp tục quan tâm, ủng hộ Quỹ NNCĐDC/DIOXIN tỉnh, chăm sóc, giúp đỡ những nạn nhân chất độc da cam, tiếp tục cuộc đồng hành vì nhân ái, cùng chung tay góp sức xoa dịu nỗi đau da cam. 

            Quán triệt ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy; Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin các cấp tiếp tục củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động; lấy "đoàn kết, nghĩa tình, trách nhiệm vì NNCĐDC/DIOXIN" làm phương châm, mục tiêu hoạt động; từ năm 2018 phấn đấu có 100% tổ chức Hội hoàn thành nhiệm vụ, trong đó 70% hoàn thành tốt, không có tổ chức Hội yếu kém. Để làm tốt công tác giúp đỡ, chăm sóc các nạn nhân, phải  xã hội hóa việc huy động nguồn lực xây dựng Quỹ NNCĐDC/DIOXIN các cấp với mục tiêu hàng năm: Hội tỉnh có thêm từ 2 tỷ đồng, mỗi Hội cấp huyện có thêm từ 100 triệu đồng, mỗi chi hội cơ sở có thêm từ 10 triệu đồng trở lên. Việc quản lý, sử dụng quỹ phải công khai, minh bạch, hợp lý và hiệu quả. Trong nhiệm kỳ hoạt động mới và lâu dài, cần tạo được phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC/DIOXIN theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy; góp phần tích cực của Hội vào công cuộc phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

                                                                                 Phạm Ngọc Quỳnh

                                                                Chủ tịch Hội NNCĐDC/DIOXIN tỉnh Phú Thọ

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Số sản phẩm : 0
Thành tiền : VND
Xem giỏ hàng


Tên sản phẩm 1
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 2
 
liên hệ
Tên sản phẩm 3
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 4
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 5
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 6
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 7
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 8
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 9
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 10
 
990.000 VND

HỘI NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN PHÚ THỌ

Số 16 đường Long Châu Sa, phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Điện thoại/fax: 02103815032. Email: phutho@vava.vn

Chủ tịch: Đại tá BÙI QUANG VINH; Chánh văn phòng: PHẠM VĂN ĐƯỢC