Đang truy cập: 25
Trong ngày: 23
Trong tuần: 491
Lượt truy cập: 268536

Còn đó nỗi đau da cam

Chiến tranh đã lùi xa nhưng bao năm qua, người cựu chiến binh - nạn nhân chất độc da cam Nguyễn Văn Nhật và vợ là bà Văn Thị Nụ ở khu 5 Đồi Xuôi, phường Nông Trang, thành phố Việt Trì hằng ngày vẫn sống lầm lũi trong ngôi nhà cấp bốn chật hẹp. Dù đã qua tuổi lục tuần nhưng đôi vợ chồng già không có được một mụn con, vẫn thèm khát tiếng cười trẻ thơ trong nhà và mong muốn có người đỡ đần, nương tựa… Tất cả chỉ bởi căn bệnh “vô sinh” mà ông Nhật đang  gánh chịu do ảnh hưởng của chất độc màu da cam/dioxin khi còn trong quân ngũ.

Ông Nhật chia sẻ: “Tôi nhập ngũ năm 1971, là lính bộ binh thuộc Trung đoàn 64 - Sư đoàn 320. Tôi và các anh em trong đơn vị hành quân vào chiến trường Tây Nguyên trong những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất khi đế quốc Mỹ tiến hàng rải chất độc hóa học da cam/ dioxin. Không chỉ tôi mà cả những người dân trong khu vực bị ảnh hưởng và nhiều đống chí, đồng đội của tôi hiện nay vẫn đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề do chất độc ấy gây ra”. Hiện nay, ngoài việc không thể sinh con thì ông Nhật còn bị bệnh tiểu đường, sức khỏe yếu và không thể lao động nặng nên cuộc sống của gia đình gặp nhiều khó khăn.

38789942_1316616658468665_918337048098635776_n

Nạn nhân Từ Văn Chuyện ở khu 8, xã Hương Nộn, huyện Tam Nông

Cũng giống như ông Nhật, ông Từ Văn Chuyện ở khu 8, xã Hương Nộn, huyện Tam Nông từng là một người lính, trở về quê nhà và mang theo mình nỗi đau mang tên “da cam”. Lúc mới về quê, ông chỉ cảm thấy đau nhức chân tay nhẹ, rồi lấy vợ, nhưng dần các cơn đau ngày một tăng và bàn chân bắt đầu hoạt tử phải cắt bỏ, các ngón tay cũng teo, cụt dần. Hai người con trai của ông cũng bị ảnh hưởng bởi thứ chất độc này, khi mới sinh ra, đã hỏng một bên mắt.

Trường hợp của ông Nhật, ông Chuyện là 2 trong số hàng triệu người Việt Nam đang từng ngày, từng giờ chung sống với nỗi đau mang tên “chất độc da cam”. Chất độc đó đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hàng vạn người đã chết, hàng chục vạn người đang phải vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo vô phương cứu chữa, con cháu của họ mắc các bệnh: Mù, câm, điếc, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, ung thư, tai biến sinh sản, dị dạng, tật nguyền, đặc biệt là các chứng bệnh này có thể di truyền qua nhiều thế hệ.

469262Nạn nhân chất độc da cam Nguyễn Văn Nhật (ở khu 5 Đồi Xuôi, phường Nông Trang, Việt Trì) 

Phú Thọ hiện có trên 17.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm, nghi phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin. Nhằm giúp các nạn nhân từng bước khắc phục những khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, trong những năm qua,  các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể và các địa phương trong tỉnh đã tích cực chăm lo, giúp đỡ, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam và thân nhân của họ. Nhờ đó, đến nay đã có 6442 nạn nhân chất độc da cam trong tỉnh được hưởng trợ cấp hằng tháng, trong đó có 3462 đối tượng trực tiếp và 2980 đối tượng gián tiếp.

Ông Phạm Ngọc Quỳnh - Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh cho biết: Trên thực tế, hầu hết các gia đình nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam đều có hoàn cảnh hết sức khó khăn, nhất là về kinh tế. Vì vậy, để tạo điều kiện ổn định đời sống cho các gia đình nạn nhân, ngoài việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công, các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều việc làm thiết thực và hiệu quả, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc như phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Vì nạn nhân chất độc da cam”... Đặc biệt, với chức năng, nhiệm vụ là tổ chức đại diện đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các nạn nhân chất độc da cam, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đã chú trọng tuyên truyền, vận động, kêu gọi sự giúp đỡ ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cho Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, nhằm tạo nguồn lực giúp công tác chăm sóc các nạn nhân chất độc da cam đạt hiệu quả.

Tính riêng 6 tháng đầu năm 2018, các cấp Hội trong tỉnh đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền, Ủy ban MTTQ các cấp và một số đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân đi thăm hỏi, trao tặng gần 7000 suất quà cho các nạn nhân; hỗ trợ gần 100 triệu đồng cho các gia đình nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sửa chữa nhà dột nát; hỗ trợ cho 20 gia đình nạn nhân vay vốn sản xuất kinh doanh không lấy lãi… với tổng số tiền trị giá gần 1,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thông qua tổ chức Hội, nhiều tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã thường xuyên chia sẻ, hỗ trợ giúp đỡ bằng nhiều hình thức như dạy nghề, tạo việc làm cho những nạn nhân còn khả năng lao động; tặng sổ tiết kiệm, học bổng cho nạn nhân và con của nạn nhân… Những việc làm này đã phần nào xoa dịu nỗi đau da cam cho những gia đình nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mang lại cho họ lòng tin, nghị lực và cơ hội làm việc để nuôi sống bản thân; đồng thời động viên, khích lệ tinh thần học tập cho con cháu của họ.

Mộc Lâm

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Số sản phẩm : 0
Thành tiền : VND
Xem giỏ hàng


Tên sản phẩm 1
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 2
 
liên hệ
Tên sản phẩm 3
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 4
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 5
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 6
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 7
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 8
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 9
 
990.000 VND
Tên sản phẩm 10
 
990.000 VND

HỘI NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN PHÚ THỌ

Số 16 đường Long Châu Sa, phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Điện thoại/fax: 02103815032. Email: phutho@vava.vn

Chủ tịch: Đại tá BÙI QUANG VINH; Chánh văn phòng: PHẠM VĂN ĐƯỢC